Ngày 12/7/2022, Bộ Công thương Lào tổ chức Hội nghị trao đổi ý kiến về biện pháp giải quyết vấn đề giá cả hàng hóa và phí dịch vụ đối với các mặt hàng thiết yếu hiện nay dưới sự chủ trì của ông Phuovieng Phongsa Cục trưởng Cục Thương mại nội địa.
Hội nghị tóm tắt tình hình biến động về kinh tế thế giới tác động trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế Lào, trong đó tỉ lệ lạm phát của Lào trong quý I/2022 tăng mạnh, đạt mức 9% ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, cán cân thương mại, cung ứng và giá cả hàng hóa trên thị trường. Nhằm giải quyết vấn đề giá cả hàng hóa tăng mạnh thời gian qua, Hội nghị thống nhất đề xuất các biện pháp trong ngăn hạn và dài hạn như sau:
Về ngắn hạn:
- Tính toán cơ cấu giá các mặt hàng thuộc nhóm quản lý giá chưa được quy định cơ cấu giá và các mặt hàng tuy không thuộc danh mục hàng hóa quản lý giá nhưng giá cả tăng cao và liên lục trong nhiều tháng, có tác động đến đời sống nhân dân.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Thông báo số 0519 ngày 17/6/2022 về theo dõi, kiểm tra việc vận chuyển xăng dầu và thông báo số 0768 ngày 17/6/2022 về theo dõi, kiểm tra việc phân phối hàng tiêu dùng.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế, biện pháp và thủ tục của Ban Quản lý giá hàng hóa và phí dịch vụ.
- Có sự phối hợp trong tổ chức thực hiện công tác xúc tiến sản xuất trong nước cho vững mạnh, quản lý việc xuất nhập khẩu một cách cụ thể nhằm giải quyết việc cung ứng hàng hóa sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu.
- Thúc đẩy và xúc tiến xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh, các mặt hàng mới mà thị trường có nhu cầu; đề ra chính sách về thuế phù hợp, tạo điều kiện cho hệ thống vận tải hàng hóa hiệu quả, giảm chi phí vận tải trong nước và quốc tế.
- Tổ chức bảo hộ người tiêu dùng, nhất là việc chỉ đạo và giải quyết đơn khiếu nại qua đường dây nóng 1510 trên toàn quốc cho phù hợp với tình hình thực thế, tổng hợp đánh giá, báo cáo cấp trên biết và chỉ đạo kịp thời.
- Tổ chức thực hiện vấn đề cạnh tranh kinh doanh, nhất là vấn đề cạnh tranh bất chính nhằm bảo vệ người kinh doanh chịu tác động.
- Đánh giá việc theo dõi, kiểm tra, phạt, tiêu hủy hàng hóa trái phép thời gian qua. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra hàng hóa thiết yếu trong kho của các công ty nhập khẩu nhằm phân phối trong nước, quy định giá hàng hóa bán buôn gắn với tỉ giá hối đoái và chi phí ban đầu, vấn đề đầu cơ…
Về dài hạn:
- Cải thiện và tạo sự vững mạnh cho doanh nghiệp nhà nước trở thành các doanh nghiệp đi đầu, tạo nguồn thu ngoại tệ trên thực tế.
- Thúc đẩy, xúc tiến và quản lý sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước một cách rộng rãi, đa dạng và bao phủ toàn xã hội, có thể cạnh tranh chính đáng, giá cả hợp lí, chất lượng ngày càng cao thông qua thúc đẩy và cung cấp kỹ thuật, công nghệ, giống, nguyên liệu trong nước, trở thành phong trào sản xuất nhằm giảm nhập khẩu.
- Thúc đẩy, xúc tiến, quản lý các cụm, nhóm và hợp tác xã sản xuất và thương mại cho vững mạnh, trở thành hệ thống, tổ chức nhằm trở thành nguồn lực cho điều chỉnh việc cung ứng và nhu cầu hàng hóa toàn xã hội, đảm bảo giá cả hàng hóa ở mức ổn định, hàng hóa có chất lượng ngày càng cao.
- Thúc đẩy, xúc tiến và xây dựng các khu du lịch mới cả hình thức bảo tồn thiên nhiên, có đặc trưng gắn với bảo vệ văn hóa và môi trường nhằm thu hút khách du lịch và tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách.
Tổng hợp