Chính phủ giao Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng, vận hành băng tải than xuyên biên giới để vận chuyển than từ Lào về Việt Nam.
Ngày 5-1, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký nghị quyết 04/NQ-CP đồng ý về việc đoạn băng tải thuộc dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua đường biên giới Việt Nam – Lào. Dự án xây dựng tại huyện Đakrông, Quảng Trị và tỉnh Salavan, Lào.
Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục đối ngoại với phía Lào theo quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền. UBND tỉnh Quảng Trị được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng và vận hành băng tải đúng quy định pháp luật.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, băng tải than cắt qua đường biên giới tại cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) – La Lay (Salavan, Lào) dài khoảng 5,5km, công suất dự kiến 6.000 tấn/giờ. Điểm đầu băng tải tại kho bãi ở Lào, cách cửa khẩu La Lay khoảng 200m; điểm cuối tại kho bãi ở huyện Đakrông, diện tích 15ha, cách cửa khẩu 4,4km.
Băng tải giúp rút ngắn thời gian, tăng lưu lượng than được thông quan, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa khẩu, khối lượng vận chuyển than đá ước đạt 25 – 30 triệu tấn/năm.
Trong 2 năm gần đây, hoạt động nhập khẩu than đá từ Lào về Việt Nam rất sôi động và được thông quan chủ yếu qua cặp cửa khẩu quốc tế La Lay – La Lay. Mỗi ngày, cửa khẩu quốc tế La Lay tiếp nhận khoảng 4.000 tấn than, những ngày cao điểm, không ùn tắc giao thông có thể lên đến 12.000 tấn than với 400 – 450 xe và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Băng tải đặt trên các trụ đỡ, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các trụ đỡ là 24m, một số vị trí đặc biệt có khoảng cách lớn hơn. Kết cấu trụ đỡ và cầu dàn băng tải bằng thép; chiều cao trụ đỡ từ 5 – 20m tùy địa hình.
Dự kiến thời gian thi công khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi hoàn tất các thủ tục. Theo chủ đầu tư, tổng vốn khoảng 1.840 tỉ đồng, xây dựng giữa năm 2024 và khai thác trong năm 2025.
Theo Tuoitre
Chính phủ giao Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng, vận hành băng tải than xuyên biên giới để vận chuyển than từ Lào về Việt Nam.
Ngày 5-1, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký nghị quyết 04/NQ-CP đồng ý về việc đoạn băng tải thuộc dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua đường biên giới Việt Nam – Lào. Dự án xây dựng tại huyện Đakrông, Quảng Trị và tỉnh Salavan, Lào.
Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục đối ngoại với phía Lào theo quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền. UBND tỉnh Quảng Trị được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng và vận hành băng tải đúng quy định pháp luật.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, băng tải than cắt qua đường biên giới tại cặp cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) – La Lay (Salavan, Lào) dài khoảng 5,5km, công suất dự kiến 6.000 tấn/giờ. Điểm đầu băng tải tại kho bãi ở Lào, cách cửa khẩu La Lay khoảng 200m; điểm cuối tại kho bãi ở huyện Đakrông, diện tích 15ha, cách cửa khẩu 4,4km.
Băng tải giúp rút ngắn thời gian, tăng lưu lượng than được thông quan, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa khẩu, khối lượng vận chuyển than đá ước đạt 25 – 30 triệu tấn/năm.
Trong 2 năm gần đây, hoạt động nhập khẩu than đá từ Lào về Việt Nam rất sôi động và được thông quan chủ yếu qua cặp cửa khẩu quốc tế La Lay – La Lay. Mỗi ngày, cửa khẩu quốc tế La Lay tiếp nhận khoảng 4.000 tấn than, những ngày cao điểm, không ùn tắc giao thông có thể lên đến 12.000 tấn than với 400 – 450 xe và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Băng tải đặt trên các trụ đỡ, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các trụ đỡ là 24m, một số vị trí đặc biệt có khoảng cách lớn hơn. Kết cấu trụ đỡ và cầu dàn băng tải bằng thép; chiều cao trụ đỡ từ 5 – 20m tùy địa hình.
Dự kiến thời gian thi công khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi hoàn tất các thủ tục. Theo chủ đầu tư, tổng vốn khoảng 1.840 tỉ đồng, xây dựng giữa năm 2024 và khai thác trong năm 2025.
Theo Tuoitre