Về hợp tác kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào 241 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,47 tỉ USD.
Sáng 12-9, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Uỷ ban hợp tác hai nước Việt Nam-Lào đã tổ chức Hội nghị giữa kỳ triển khai Hiệp định hợp tác song phương giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận kế hoạch hợp tác Việt Nam–Lào năm 2023.
Nhiều doanh nghiệp Việt đầu tư vào Lào
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam-Lào và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam.
Hai bên đã tập trung rà soát, đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai Hiệp định hợp tác song phương giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, xác định các nội dung trọng tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong những tháng cuối năm 2023 và đến hết giai đoạn 2021-2025.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: B.THIÊN |
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết tính đến nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư vào Lào tổng cộng 241 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,47 tỉ USD. Trong đó, vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 2,7 tỉ USD.
Theo Bộ trưởng, nhiều dự án đầu tư của DN Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả. Các DN đã đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động. Từ đó bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa…
Đặc biệt, riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, đã có bảy dự án được cấp mới và hai dự án điều chỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 114 triệu USD, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Viện trợ không hoàn lại 3.600 tỉ đồng
Tại hội nghị, hai bên đều đánh giá việc thực hiện Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2025, các thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa hai nước nói trên cơ bản đạt được mục tiêu đề ra về: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế….
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Lào. Ảnh: B.THIÊN |
Cụ thể, hai bên đã phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án trọng điểm, gồm: Tuyến đường cao tốc nối Hà Nội-Viêng Chăn, tuyến đường sắt Vũng Áng-Tân Ấp-Thà Kẹt-Viêng Chăn.
Đồng thời, thúc đẩy triển khai Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác đầu tư phát triển bến cảng 1, 2, 3 của cảng Vũng Áng. Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng dự án sân bay Nọng Khảng từ ngày 15-5-2023. Phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Lào xuất, nhập khẩu hàng hóa qua tất cả các cảng biển của Việt Nam.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào giai đoạn 2021-2025 là 3.600 tỉ đồng. Trong ba năm qua, bình quân đã phân bổ khoảng 730 tỉ đồng/năm, đến nay 10 dự án đã hoàn thành.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt- Lào. Coi đó là tài sản vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ cũng cho biết, trong thời gian qua, Lào gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Chính phủ Việt Nam đã góp phần từng bước giúp Lào giải quyết các khó khăn đang gặp phải.
“Tôi tin tưởng rằng, trên tinh thần tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác anh em, hai Bộ KH&ĐT chúng ta sẽ tiếp tục thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hợp tác ngày càng đơm hoa kết trái”, Bộ trưởng Khăm-chên Vông-phô-sỷ nói.
“Thay mặt Bộ KH&ĐT cũng như Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam, đoàn đại biểu phía Lào và nhân danh cá nhân tôi, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Chính phủ Việt Nam cũng như lãnh đạo Bộ KH&ĐT Việt Nam luôn quan tâm và hỗ trợ giúp đỡ CHDCND Lào nói chung và Bộ KH&ĐT cũng như Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam chúng tôi trong suốt thời gian qua”, Bộ trưởng Khăm-chên Vông-phô-sỷ chia sẻ.
Theo PLO
Về hợp tác kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào 241 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,47 tỉ USD.
Sáng 12-9, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Uỷ ban hợp tác hai nước Việt Nam-Lào đã tổ chức Hội nghị giữa kỳ triển khai Hiệp định hợp tác song phương giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận kế hoạch hợp tác Việt Nam–Lào năm 2023.
Nhiều doanh nghiệp Việt đầu tư vào Lào
Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam-Lào và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam.
Hai bên đã tập trung rà soát, đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai Hiệp định hợp tác song phương giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, xác định các nội dung trọng tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong những tháng cuối năm 2023 và đến hết giai đoạn 2021-2025.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: B.THIÊN |
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết tính đến nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư vào Lào tổng cộng 241 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,47 tỉ USD. Trong đó, vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 2,7 tỉ USD.
Theo Bộ trưởng, nhiều dự án đầu tư của DN Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả. Các DN đã đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động. Từ đó bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa…
Đặc biệt, riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, đã có bảy dự án được cấp mới và hai dự án điều chỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 114 triệu USD, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Viện trợ không hoàn lại 3.600 tỉ đồng
Tại hội nghị, hai bên đều đánh giá việc thực hiện Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2025, các thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa hai nước nói trên cơ bản đạt được mục tiêu đề ra về: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế….
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Lào. Ảnh: B.THIÊN |
Cụ thể, hai bên đã phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án trọng điểm, gồm: Tuyến đường cao tốc nối Hà Nội-Viêng Chăn, tuyến đường sắt Vũng Áng-Tân Ấp-Thà Kẹt-Viêng Chăn.
Đồng thời, thúc đẩy triển khai Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác đầu tư phát triển bến cảng 1, 2, 3 của cảng Vũng Áng. Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng dự án sân bay Nọng Khảng từ ngày 15-5-2023. Phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Lào xuất, nhập khẩu hàng hóa qua tất cả các cảng biển của Việt Nam.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào giai đoạn 2021-2025 là 3.600 tỉ đồng. Trong ba năm qua, bình quân đã phân bổ khoảng 730 tỉ đồng/năm, đến nay 10 dự án đã hoàn thành.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt- Lào. Coi đó là tài sản vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ cũng cho biết, trong thời gian qua, Lào gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Chính phủ Việt Nam đã góp phần từng bước giúp Lào giải quyết các khó khăn đang gặp phải.
“Tôi tin tưởng rằng, trên tinh thần tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác anh em, hai Bộ KH&ĐT chúng ta sẽ tiếp tục thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hợp tác ngày càng đơm hoa kết trái”, Bộ trưởng Khăm-chên Vông-phô-sỷ nói.
“Thay mặt Bộ KH&ĐT cũng như Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam, đoàn đại biểu phía Lào và nhân danh cá nhân tôi, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Chính phủ Việt Nam cũng như lãnh đạo Bộ KH&ĐT Việt Nam luôn quan tâm và hỗ trợ giúp đỡ CHDCND Lào nói chung và Bộ KH&ĐT cũng như Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam chúng tôi trong suốt thời gian qua”, Bộ trưởng Khăm-chên Vông-phô-sỷ chia sẻ.
Theo PLO