Nhóm nghiên cứu thuộc quỹ tiền tệ quốc tế IMF do bà Eteri Kvintradze dẫn đầu đã có chuyến thăm Viêng Chăn trong hai tuần từ 8-22/5/2019 để tiến hành thảo luận với nhiều quan chức trong khuôn khổ tham vấn điều IV 2019 ( 2019 Article IV) với Lào.
Theo đó, IMF dự báo mức tăng trưởng Kinh tế của Lào vẫn sẽ ổn định trong năm nay bất chấp ảnh hưởng từ thiên tai với động lực chính là dự án đường sắt Côn Minh – Viêng Chăn đang có tiến độ tốt và có chỗ dựa từ các nguồn đầu tư tư nhân cũng như việc bán điện cho nước ngoài. Lạm phát sẽ vẫn ở mức vừa phải và tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ còn duy trì do nhu cầu nhập khẩu của Lào vẫn ở mức cao.
Tăng trưởng Kinh tế của Lào năm 2018 chững lại 6.3% do ảnh hưởng thiên tai lũ lụt và sự cố vỡ đập Xepian – Xenamnoy, lạm phát năm vừa qua cũng ở mức thấp 2.04%.
IMF cũng cho biết, các rủi ro đối với sự phát triển Kinh tế của Lào chủ yếu vẫn từ các yếu tố bên ngoài. Sự chững lại của Kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất của Lào có thể sẽ khiến lượng xuất khẩu giảm sút và giảm tốc dòng vốn FDI, Tuy nhiên, bên cạnh đó tăng trưởng khu vực nhanh và khả năng hội nhập sâu rộng trong ASEAN sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch của Lào. Các nỗ lực cải cách cũng sẽ giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài, IMF cho biết thêm.
Năm 2018, thâm hụt ngân sách của Lào giảm còn 4.4% GDP so với 5.5% trong năm 2017 do Chính phủ nước này cần chi nhiều hơn cho việc khắc phục thiên tai và thu ngân sách yếu. Ngoài ra, việc hạn chế thâm hụt cũng được cho là do khả năng củng cố tài khóa do Lào đang có chính sách cải cách Tài chính công.
IMF đánh giá Luật Quản lý nợ công mới của Lào là một bước tiến trong việc xác định cơ chế dựa trên quy định để ký kết hợp động và đảm bảo vấn đề nợ công. Việc hợp nhất quyền hạn theo dõi, kiểm soát nợ công và kế hoạch quản lý nợ công của Bộ Tài chính sẽ được ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Lào cũng cam kết sẽ đánh giá và xác định các dự án hạ tầng có khả năng thu lợi sớm để cung cấp các khoản vay ưu đãi, điều này sẽ có lợi cho việc đảm bảo kiểm soát nợ công.
Về vấn đề tiền tệ, hiện Lào đã hiện đại hóa cơ cấu quản lý tiền tệ, Chính phủ cũng đã ban hành các Luật mới cho Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại và hệ thống thanh toán. Tuy nhiên, các khung pháp lý trên được cảnh báo nên bằng cách xây dựng quy định, hướng dẫn rõ ràng và có chiến lược truyền thông chủ động.
Theo IMF