Mới đây, Viện Công Thương, Bộ Công Thương Lào vừa tổ chức Hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Lào trước khi Lào thoát khỏi tình trạng nhóm các nước kém phát triển nhất vào năm 2026″.
Hội nghị được tổ chức vào ngày 25/10/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương Lào dưới sự chủ trì của bà Chansouk Sengphachan, Thứ trưởng Bộ Công Thương; tham dự có các vụ trưởng, phó vụ trưởng các vụ trong Bộ, đại diện các bộ, ngành liên quan, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia, cùng các bộ phận khác.
Mục đích hội nghị lần này nhằm nghe kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Lào trước khi Lào thoát khỏi tình trạng nhóm các nước kém phát triển nhất (LDC) vào năm 2026” của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công Thương và nghe báo cáo tình hình thực hiện công việc thời gian qua của các bộ phận liên quan và bộ phận kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng rời khỏi tình trạng nước kém phát triển của CHDCND Lào.
Tại hội nghị, các nhà nghiên cứu đã trình bày báo cáo kế hoạch với quyết tâm cao thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển vào năm 2026 trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hội nghị phổ biến đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Lào trước khi Lào thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển – LDCs vào năm 2026” trình bày bối cảnh, khuyến nghị, quyết định chính sách và biện pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trước và sau khi Lào rời khỏi danh sách của các nước kém phát triển nhất (LDCs).
Chính phủ Lào đã thể hiện rất coi trọng công tác chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho Lào trước khi thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển.
Viện Công Thương, với tư cách là đơn vị nghiên cứu của Bộ Công Thương, nhận thấy cần phải nghiên cứu, phân tích và chuẩn bị ứng phó với những tác động tiêu cực có thể xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp trong việc điều chỉnh, nâng cấp các tiêu chuẩn liên quan để khu vực doanh nghiệp có thể xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh và tiếp tục phát triển trước khi đối tác thương mại hủy bỏ các đặc quyền về thương mại và phát triển từ các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh châu Âu và các nước khác.
Trước đó, năm 2021, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua một nghị quyết chuyển Lào cùng Bangladesh và Nepal từ nhóm các nước kém phát triển nhất (LDC) sang nhóm các nước đang phát triển. Với sự chấp thuận của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Lào sẽ chính thức được công nhận là một nước đang phát triển sau thời gian chuyển tiếp 5 năm (2021- 2026), dài hơn so với thời gian tiêu chuẩn là 3 năm.
Việc ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất căn cứ đánh giá của Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên hợp quốc về 3 tiêu chí, gồm Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người; Chỉ số tài sản con người (HAI) và Chỉ số dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài (EVI).
Tổng hợp