Trong bối cảnh giá trị của đồng Kip Lào suy yếu đã khiến một bộ phận không nhỏ người Lào phải rời quê hương đi tìm việc làm ở nước ngoài. Trong số những người lao động này, có cả người lao động hợp pháp và bất hợp pháp; hiện Lào có 212.795 lao động Lào đi làm việc hợp pháp ở nước ngoài, 203.161 lao động bất hợp pháp và họ có thể mang về khoản ngoại tệ cho Lào khoảng 52.110.000 USD mỗi tháng.
Việc lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài là điều tốt vì họ có thể mang ngoại tệ về nước, có thu nhập nuôi sống gia đình, có tay nghề chuyên môn để hỗ trợ bản thân khi về nước, nhưng đồng thời nó cũng tác động không hề nhỏ đến đất nước, chẳng hạn như thiếu lao động để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo nhịp độ hiện tại của đất nước. Vấn đề này đã được đưa ra nghiên cứu tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Lào khóa IX về quản lý lao động và lao động di cư.
Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội giải trình trước chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thường kỳ lần thứ 7 Quốc hội khóa IX về quản lý lao động và người lao động di cư ra nước ngoài cho biết, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội cũng như Chính phủ luôn quan tâm đến công tác quản lý người lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài một cách có hệ thống, có cơ chế giám sát và quản lý trong quy trình tìm kiếm việc làm ở nước ngoài nhờ có sự phối hợp của Bộ Ngoại thông qua các cơ quan đại diện của Lào ở nước ngoài, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán ở nước có lao động Lào làm việc, đồng thời thành lập Văn phòng quản lý lao động Lào tại nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích của lao động Lào. Hiện có 212.795 lao động Lào làm việc hợp pháp ở nước ngoài, 203.161 lao động bất hợp pháp và đưa về nguồn ngoại tệ cho đất nước khoảng 52.110.000 USD mỗi tháng.
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong nước, Bộ trưởng đã chỉ đạo các điểm dịch vụ giới thiệu việc làm tại các tỉnh, huyện và các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm cung cấp nhiều công việc cho người lao động, thúc đẩy, giải quyết vấn đề thiếu lao động và nâng cao phúc lợi cho người lao động bằng các biện pháp cụ thể, như tiếp tục làm việc với cơ quan đại diện người lao động, cơ quan đại diện người sử dụng lao động để tạo sự hài hòa hơn, tăng cường trao đổi với các nhà đầu tư để tham gia cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường lao động, cũng như theo vị trí việc làm thực tế, để cùng nhau điều chỉnh các phương pháp đào tạo, phát triển kỹ năng lao động, thông báo tuyển dụng lao động, đào tạo trước khi bổ nhiệm vị trí việc làm, cấp chứng chỉ tay nghề lao động để đảm bảo mức lương cơ bản, tiền lương lao động, phúc lợi lao động và bảo đảm người lao động được bảo vệ theo Luật Lao động và Luật An sinh xã hội. Tiếp tục phối hợp các ngành liên quan điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm thu hút người lao động đến làm việc, cải thiện đời sống cho người lao động; theo khảo sát thực tế của các đơn vị lao động, có nhiều đơn vị lao động trả cao hơn mức lương tối thiểu, bình quân là 2.700.000 kip, nhưng xét theo nhu cầu chi tiêu thực tế thì mức lương phải từ 3.800.000 trở lên mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động Lào.
Tổng hợp