Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa và giao thương cùng các nước khác trong khu vực.
Giao thông đường sắt có một lợi thế so với các phương thức vận tải khác đó là khối lượng vận tải lớn, tạo ra năng suất cao, tạo giá trị cạnh tranh của nền kinh tế lớn. Do vậy việc xác định vai trò, định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện nay đang là một vấn đề cấp thiế và dành sự quan tâm lớn của nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, Ở ASEAN, đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao thương, đi lại giữa các quốc, đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội; Lào cũng là một nước vừa nổi lên thông qua việc xây dựng tuyến đường sắt Lào – Trung và một số tuyến đường sắt khác.
Số liệu thống kê mới đây cho biết về chiêu dài tuyến đường sắt của một số nước ASEAN như sau
- Indonesia có tuyến đường sắt dài 8.260 km.
- Myanmar Myanmar có tuyến đường sắt dài 5.031 km.
- Thái Lan có tuyến đường sắt dài 4.845 km.
- Malaysia có 2.783 km đường sắt.
- Việt Nam có tuyến đường sắt dài 2.600 km.
- Campuchia có tuyến đường sắt dài 612 km.
- Lào có tuyến đường sắt dài 422 km.
- Singapore có tuyến đường sắt dài 266 km.
- Philippines có tuyến đường sắt dài 130 km.
Hầu như tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á đều đã xây dựng đường sắt để phục vụ nhu cầu của nước mình, nhưng có 2 quốc gia chưa có tàu cao tốc là Brunei và Timor–Leste.
Hiện Indonesia đang là nước dẫn đầu về chiều dài đường sắt ở ASEAN. Ngoài ra, nước này còn có chuyến tàu nhanh nhất, hiện đại nhất ASEAN và có cabin hành khách đẹp nhất, mang đến trải nghiệm mới, hấp dẫn, thú vị cho hành khác. Indonesia có kế hoạch sẽ xây dựng thêm nhiều tuyến đường sắt mới trong tương lai. Ngoài ra, Thái Lan cũng đang triển khai xây dựng tàu cao tốc đầu tiên trong nước; Philippines đang xây dựng một tuyến đường sắt mới; Malaysia đang xây dựng tàu cao tốc với sự hỗ trợ từ Trung Quốc mang tên “Dự án ECRL”.
Tổng hợp