Ngày 28/10/2024, tại trụ sở Tổng công ty Viễn thông Lào (Lao Telecom) đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Vụ Lâm nghiệp đại diện Bộ Nông – Lâm nghiệp và Tổng công ty Viễn thông Lào để nghiên cứu khả năng hợp tác trong việc sử dụng công nghệ đánh giá và đo lường rừng (Forest Assessment and Measure).
Đồng ký kết MOU có ông Somvang Phimmavong, Vụ trưởng Vụ lâm nghiệp và ông Souphon Chanthavisay, Tổng Giám đốc Công ty Viễn thông Lào. Tham dự và chứng kiến có Bộ trưởng Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào Linkham Duangsavath, Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdala, cùng các Thứ trưởng, các Vụ trưởng, cán bộ nhân viên của hai bên.
Việc hợp tác lần này là do Lào là nước giàu tài nguyên rừng với diện tích chiếm 57% diện tích cả nước. Những khu rừng này rất quan trọng đối với sinh kế của người dân Lào và có thể coi là nguồn tài nguyên kinh tế quý giá nhất của đất nước mà các bên phải hợp tác để bảo tồn.
Lao Telecom là một công ty viễn thông có công nghệ viễn thám sử dụng công nghệ vũ trụ (Space Tech) do Thaicom Public Company phát triển, có thể sử dụng trong hoạt động thăm dò rừng phục vụ phát triển nông nghiệp và bảo vệ rừng bền vững, là một phần của mục tiêu phát triển nông nghiệp của đất nước.
Theo sự hợp tác này, hai bên sẽ cùng tiến hành nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám (Remote Sensing) Space Tech của Thái Lan để tham gia nghiên cứu thí điểm quản lý diện tích rừng 2.889 ha tại bản Phonsoung, huyện Vang Vieng, tỉnh Viêng Chăn là nơi thử nghiệm hiệu quả việc sử dụng công nghệ trong kiểm tra rừng, quản lý tài nguyên rừng và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế số, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong quản lý môi trường rừng với 3 nhiệm vụ bao gồm: 1) Phát hiện điểm nóng rừng và vết bỏng để xác định điểm nóng sẽ giúp phát hiện và theo dõi cháy rừng nhanh chóng, những thông tin thu được sẽ giúp đánh giá tình hình và chuẩn bị cho việc phòng, chống cháy rừng kịp thời. 2) Tìm kiếm phát hiện xâm lấn rừng (Forest Enrochement Development) sẽ giúp kiểm tra các thay đổi của rừng, bao gồm cả xâm lấn hay phá rừng một cách hiệu quả. 3) Đánh giá khả năng cô lập carbon rừng (Forest Carbon Sequestration) Để giúp ước tính lượng tích lũy carbon rừng với độ chính xác cao, đánh giá này sẽ được so sánh cùng với dữ liệu từ khảo sát đất để có cái nhìn toàn diện và hiểu biết chi tiết với những ước tính chính xác và rõ ràng.
Tổng hợp