• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Lào tìm kiếm các biện pháp bảo đảm đời sống người lao động

01/05/2022
in Kinh tế

Bảo đảm cuộc sống của người lao động được ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những mục tiêu lớn trong chính sách ưu tiên của Chính phủ Lào, đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay.

Lao động Lào làm việc tại liên doanh trồng cây nông nghiệp của Tập đoàn Việt Phương tại Sekong, phía Nam Lào. (Ảnh: Xuân Sơn)

Tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2022 mới đây của Chính phủ Lào, một trong bảy nội dung quan trọng được xem xét và thông qua về nguyên tắc là việc điểu chỉnh tăng lương tối thiểu. Chính phủ Lào cũng giao cho Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội thảo luận thêm với Phòng Công nghiệp và Thương mại quốc gia, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh sử dụng số lượng lớn lao động về mức lương tối thiểu mới và quy định thời gian bắt đầu tổ chức thực hiện cho thống nhất, sau đó báo cáo tại hội nghị Trung ương vào tháng 5/2022 để xin ý kiến chỉ đạo, bảo đảm có thể tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Theo kết quả điều tra, năm 2020, có 443 nghìn lao động thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 20%, trong đó, số lao động thất nghiệp thường xuyên là 199 nghìn người, lao động Lào trở về từ nước ngoài là 127 nghìn người và 117 nghìn lao động trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đối với số lao động bị thất nghiệp, các số liệu cho thấy, từ năm 2020 đến 2021, Lào đã chi trả hỗ trợ thất nghiệp cho 51.599 lao động tại 898 công ty với tổng giá trị 43.713.145.935 LAK (kíp Lào). Người lao động tại các doanh nghiệp trong năm 2021 phải đóng cửa do dịch Covid-19 sẽ được truy lĩnh hỗ trợ đến tháng 12/2021.

Năm 2022, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào có kế hoạch tạo công ăn việc làm thêm 54.500 vị trí, nâng cao tay nghề cho hơn 8.000 lao động và kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề cho 740 lao động. Kế hoạch này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động nội địa cũng như xuất khẩu lao động, kéo tỷ lệ thất nghiệp từ 21,8% xuống còn 19,4% nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế-xã hội. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào năm nay còn có kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện chế độ lao động, luật lao động tại 2.500 cơ sở sản xuất; nâng cao chất lượng 20 cơ sở sản xuất đạt chuẩn quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động Lào cũng như lao động nước ngoài tại Lào.

Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đang nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động bằng việc kết nối dữ liệu thông tin về nhu cầu và việc đáp ứng với các bộ, ngành kinh tế, doanh nghiệp, đồng thời còn có website thống kê lao động và phúc lợi xã hội, website thông tin thị trường lao động có mạng lưới từ Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đến các huyện và website tìm kiếm việc làm, các điểm dịch vụ tìm kiếm việc làm tại 18 tỉnh, thành trên cả nước.

Lào tìm kiếm các biện pháp bảo đảm đời sống người lao động -0
Thúc đẩy mô hình mỗi huyện một sản phẩm (ODOP) nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động tại Lào. (Ảnh: Xuân Sơn) 

Do phần lớn lao động Lào đi xuất khẩu lao động tại Thái Lan, trong năm 2021, các cơ quan chức năng Lào đã phối hợp với các cơ quan chức năng Thái Lan, đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho lao động Lào trở về nước. Đến cuối năm 2021, hai bên lại phối hợp để tạo điều kiện cho lao động Lào quay trở lại Thái Lan khi Thái Lan có chính sách tiếp nhận 400 nghìn lao động của ba nước giáp biên, trong đó có Lào.

Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã đề nghị 27 công ty tuyển dụng và xuất khẩu lao động đến thị trường Thái Lan tập trung vào việc lên danh sách người lao động cần đi lao động tại Thái Lan, nhất là các trường hợp vừa từ Thái Lan về nước, lên danh sách, thống kê các lĩnh vực công việc mà người lao động đã tham gia và chú trọng việc xuất khẩu lao động đúng pháp luật.

Việc Chính phủ Lào xây dựng Kế hoạch phát triển lao động và phúc lợi xã hội 5 năm lần thứ V (2021-2025), chiến lược đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định hai kế hoạch trọng tâm, 35 dự án, chiến lược quốc gia để xúc tiến việc làm tại khu vực nông thôn; Nghị định về việc phân bổ lao động Lào đi lao động ở nước ngoài; Nghị định về thông tin thị trường lao động, sẽ giúp giảm tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ người lao động Lào dễ dàng tiếp cận thị trường lao động trong và ngoài nước trong bối cảnh “bình thường mới” nhằm mở cửa và phát triển kinh tế-xã hội.

Theo NDĐT
Tags: đầu tưkinh tếviệc làm

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển du lịch ở Xaysomboun

27/06/2022

Tuần báo số 184

26/06/2022

Bolikhamxay dừng nhiều dự án do tình hình kinh tế khó khăn

23/06/2022

Lào bán cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cho tư nhân

22/06/2022

Lào hoàn thành 5 công tác nhằm giải quyết khó khăn về kinh tế – tài chính

21/06/2022

Chính phủ Lào khẳng định nợ công vẫn trong tầm kiểm soát

20/06/2022
Next Post

Trái cây từ Lào đến Trung Quốc bằng đường sắt

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Chính phủ Lào cấp thêm nguồn tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Lào hoạt động ít hiệu quả
  • Doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển du lịch ở Xaysomboun
  • Chặn đứng thủ đoạn tinh vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang
  • Thuỷ điện Nam Tha lần đầu xuất khẩu sang Trung Quốc
  • Campuchia tìm cách kết nối đường sắt với Lào
  • Số ca mắc mới Covid-19 ở Lào tiếp tục ở mức thấp
  • Thái Lan và Lào ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển đường sắt
  • Sắp mở tuyến xe buýt Thái Lan – Lào – Việt Nam để thúc đẩy du lịch
  • Đoàn đại biểu Quốc hội Lào thăm Dự án cảng cạn Thanaleng và Khu Logistics Viêng Chăn

Bài viết liên quan

  • Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào
  • Luang Prabang cho phép chuyển đổi 33 ha đất công thành dự án du lịch
  • Nhà đầu tư Trung Quốc trồng lúa chiêm theo kỹ thuật mới tại Lào
  • Thúc đẩy ngoại giao kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam tại Nam Lào
  • Chính phủ đặt mục tiêu đầu tư 43.950 tỷ kip trong năm 2022

Chính phủ Lào cấp thêm nguồn tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ

27/06/2022

Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Lào hoạt động ít hiệu quả

27/06/2022

Doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển du lịch ở Xaysomboun

27/06/2022

Chặn đứng thủ đoạn tinh vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang

27/06/2022

Những điều cần biết về nghi thức buộc chỉ cổ tay của Lào

27/06/2022

Giao lưu thể thao chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2022

26/06/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.