Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Leklai Sivilay Tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông cho biết tình hình phát triển canh tác các loại cây trồng ở tỉnh Sê Kông thời gian gần đây có xu hướng không ngừng gia tăng, đưa Sekong trở thành một tỉnh có thế mạnh xuất khẩu nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng cao.
Nổi bất nhất là nghề trồng sâm của người dân huyện Dakcheung đang có xu thế ngày một phát triển. Hiện Dakchueng có 9 bản, tổng số 336 hộ trồng sâm thương phẩm với tổng diện tích 288,5 ha.
Ông Leklai Sivilay cho biết thêm: Hiện sâm trồng ở huyện Dakcheung cũng như toàn tỉnh Sê Kông có thể chế biến thành nhiều sản phẩm xuất khẩu như: rượu sâm, trà sâm, cao sâm, sâm khô, xà bông sâm.
Riêng năm 2022, sâm có thể được phân phối với tổng giá trị không dưới 30 tỷ kip, bình quân mỗi gia đình 90 triệu kip/năm, đưa sâm trở thành hàng hóa quan trọng tạo thu nhập cho người dân.
Nắm được thế mạnh trên, tỉnh Sekong sẽ tiếp tục thúc đẩy và phát triển cây sâm thương phẩm nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Hoạt động trồng sâm phổ biến ở Dakcheung là hợp tác giữa các cụm gia đình và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đem lại thu nhập tốt cho cả hai bên. Sản phẩm sâm được coi là mặt hàng nổi bật của tỉnh Xekong, khi Chính phủ khuyến khích trồng và sản xuất kể từ hơn 10 năm trước.
Cây sâm Xekong iện đang được sử dụng trong một loạt các phương thuốc thảo dược và được cho là có một số lợi ích y tế. Một số người cao tuổi thích thêm nhân sâm vào rượu, trong khi nhiều món ăn có thể được nấu cùng sâm để tăng lợi ích sức khỏe.
Huyện Dakcheung nổi tiếng với đất đai trù phú, màu mỡ và thời tiết tốt. Nó cũng được biết đến với cà phê chất lượng cao và các loại cây trồng khác mà nông dân địa phương ở vùng sâu vùng xa này trồng để xuất khẩu hoặc cung cấp trong nước để cải thiện thêm thu nhập.
Tổng hợp