Nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Sekong (Lào) trong các ngày 7 – 8/9 của hai Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào. Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam Pheth Phomphiphak và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của hai bên đã xuống thị sát, thúc đẩy tiến độ tổ chức thực hiện Dự án sản xuất than đá để xuất khẩu và Dự án Nhà máy Nhiệt điện than của Công ty TNHH TNHH Điện lực Sekong tại huyện Kaleum, tỉnh Sekong.
Dự án sản xuất than đá để xuất khẩu có tổng diện tích (năm 2024) là 562,32 km2 được chia thành 135,37 km2 diện tích khai thác, 110,51 km2 diện tích nghiên cứu tính khả thi về kinh tế, 140 km2 diện tích trả lại và 196,44 km2 diện tích thăm dò khảo sát; sau khi trả lại một phần diện tích cho chính phủ, đến năm 2025 tổng diện tích còn lại của dự án là 442,32 km2. Hiện nay, việc thăm dò – khảo sát than đá đã hoàn thành 20.280 ha, bằng 46% tổng diện tích tô nhượng và đang có kế hoạch tiếp tục thăm dò, khảo sát toàn bộ diện tích trong thời gian tới để tìm nguồn than mới bổ sung.
Dự án nhà máy nhiệt điện than nằm bên bờ sông Sekong, gần huyện Kaleum cũ của tỉnh Sekong. Dự án gồm 3 hợp phần chính: Nhà máy điện than siêu tới hạn, mỏ than Antraxit lộ thiên, máy móc và các điều kiện thuận lợi khác, mỏ đá vôi, đường dây tải điện cao thế 500kv dài 254km nối nhà máy điện với biên giới Lào – Campuchia tại trạm điện bản Hat, tỉnh Champasak.
Ngoài ra, đoàn công tác của hai Ủy ban cũng đã đến thăm Dự án khai thác và chế biến quặng bauxit và xây dựng Nhà máy Alumina của Công ty Việt Phương tại huyện Dakchueng, tỉnh Sekong. Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2022, quy mô dự án ước tính đạt sản lượng 1.000.000 tấn/năm. Hiện tại, dự án đang xây dựng hồ chứa nước dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025 và tiếp tục xây dựng nhà máy alumina với kỳ vọng xây dựng nhà máy hoàn thành và bắt đầu sản xuất vào năm 2027. Dự án đầu tư này được coi là nền tảng để ngành công nghiệp chế biến quặng bauxit của Lào, mà cụ thể là hai tỉnh Sekong và Attapeu nơi có trữ lượng quặng bauxit lớn có thể phát triển và trở thành ngành công nghiệp mạnh trong tương lai.
Tổng hợp