Các nữ hộ sinh ở Lào thiếu kiến thức đầy đủ để chăm sóc thai phụ và trẻ sơ sinh, điều này phản ánh rõ qua tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em ở Lào là cao nhất trong khối Asean.
Các bằng chứng cho thấy 83% tổng số ca tử vong sản phụ, thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh là do nữ hộ sinh thiếu kỹ năng. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng cho các nữ hộ sinh ở các cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên, hơn 1.500 hạn ngạch cán bộ hộ sinh được Chính phủ Lào quy hoạch trong thời gian gần đây là không đủ cho nhu cầu thực tế của ngành sản khoa, bất chấp rằng tỷ lệ mang thai của phụ nữ Lào đang có xu hướng giảm.
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), cần đảm bảo chất lượng đào tạo hộ sinh cao, xây dựng đội ngũ nữ hộ sinh lành nghề, nâng cao tay nghề cho nữ hộ sinh tại chức là điều rất quan trọng để cải thiện chất lượng sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh tại Lào.
Theo thống kê năm 2017, chỉ 65% sản phụ Lào được hỗ trợ của một hộ sinh có tay nghề cao. Các dịch vụ hộ sinh chất lượng và nhận được sự tin tưởng của người dân là một trong các mục tiêu quan trọng để Lào đạt được cam kết liên quan đến vấn đề này.
Ở Lào, số lượng hộ sinh tăng lên từ 19% trong năm 2014 lên 62% trong năm 2021, tuy nhiên, số lượng hộ sinh được đào tạo bài bản chỉ chiếm 12%.
Để đạt được mục tiêu phát triển cho đến năm 2030, Lào cần có lực lượng hơn 3.000 hộ sinh đạt chuẩn và đào tạo bài bản cho 1.500 người khác, điều này cần sự quan tâm và nguồn lực tương đối của Chính phủ Lào trong thời gian tới.
Tổng hợp