Tết Lào hay còn gọi là BunPimay hoặc Kut Songkan, là lễ hội lớn nhất tại Lào diễn ra từ 14-16/4 hàng năm.
Do Lào là quốc gia lấy Phật giáo làm quốc đạo, BunPimay cũng được tính theo Phật lịch. Cũng như người dân Thái Lan và Campuchia, lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp duy trì, tiếp nối phát huy truyền thống văn hóa đậm bản sắc dân tộc Lào.
Vào thời điểm không gian vạn vật đang tắm dưới ánh nắng chói chang đặc trưng của xứ sở Triệu Voi, đó cũng là lúc dòng Mekong và các dòng sông lớn đều dồi dào nước. Nhân dân Lào tổ chức BunPimai cầu cho một năm mới sung túc, yên vui.
Ngày đầu tiên của Tết Lào, người dân cả nước chuẩn bị chào đón một năm mới tưng bừng sôi động , từ việc dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, chuẩn bị hoa tươi, đặc biệt là hoa mẫu đơn trắng, hoa găng gai cong, hoa chăm pa, hoa ngọc lan, hoa vạn thọ, hoa khun,… kết hợp nhau tạo thành thứ nước thơm mà người Lào đem vẩy lên người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô để bày tỏ sự yêu quý, kính trọng và cầu chúc những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Nước tắm Phật được pha chế từ nước hoa thơm hòa lẫn bột nghệ cùng một số quả khô có hương thơm. Ngoài ra người Lào còn có một thói quen nữa là năm mới thường người ta sẽ đi hái hoa hoặc lá hoa Khun về dắt vào cửa vì người ta tin rằng đó là biểu tượng mang đến cho sự may mắn cho gia đình.
Theo truyền thống từ xưa tết Lào sẽ diễn ra trong ba ngày: ngày thứ nhất ngày Sẳng Khản( ngày cuối cùng của năm cũ), ngày thứ hai là ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, lễ Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán.
Cũng như các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Campuchia và Myanmar, Tết năm mới tại Lào mang tính cộng đồng rất cao, khác biệt với văn hóa Tế nguyên đán tại Việt Nam và Trung Quốc.
Theo các sử gia Lào, tổ tiên người Lào đến từ phía Nam Trung Quốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ nên lấy ngày, tháng, năm theo Ấn Độ. Riêng Tết Lào là lấy theo văn hóa người Khmer. Khi đó mặt trời mọc ở phía bắc và bắt đầu mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt hơn các mùa khác trong năm. Ngoài ra, Tết Lào còn xuất phát từ một truyền thuyết về cuộc đấu trí giữa Thammabane và Kabinphalom.
Thời xa xưa, từ trước khi Phật giáo ra đời, có một chàng trai con nhà phú nông tên là Thammabane rất nhanh trí và hiểu được tiếng chim. Thammabane thường di khắp nơi để truyền dạy kiến thức.
Thời gian đó người dân vẫn coi Kan, thần của bầu trời là người thông thái nhất. Khi biết tin dưới trần gian có Thammabane là một người rất hiểu biết, Kabinlaphom muốn thi tài với Thammabane. Ông ta đặt ra ba câu hỏi để Thammabane trả lời, nếu Thammabane trả lời được thì Kabinphalom sẽ phải dâng đầu mình và ngược lại.
Ba câu hỏi đó là:
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi sáng?
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi chiều?
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi tối?
Thammabane không thể trả lời ngay, nhưng anh xin Kabinlaphom thêm 9 ngày nữa. Thammabane ra sức suy nghĩ nhưng vẫn không tìm được đáp án. Ba ngày trôi qua, đã quá mỏi mệt, anh ngủ gật dưới gốc cọ thì nghe hai vợ chồng đại bàng nói chuyện trên đầu mình. Đại bàng vợ hỏi: “Ngày mai chúng ta sẽ ăn gì đây?”. Đại bàng chồng trả lời: “Đừng lo, chúng ta sẽ ăn thịt Thammabane, vì anh ta sẽ không thể trả lời được 3 câu hỏi của Kabinlaphom và sẽ bị giết“. Khi đại bàng vợ hỏi về câu trả lời, đại bàng chồng đã nói:
Thần sắc con người vào buổi sáng tập trung ở khuôn mặt, vì vậy buổi sáng con người phải rửa mặt
Thần sắc con người vào buổi chiều tập trung ở ngực, vì vậy con người thường tắm vào buổi chiều
Thần sắc con người vào buổi tối tập trung ở tay và chân, vì vậy con người thường rửa chân tay trước khi đi ngủ
Nhờ biết được tiếng chim, Thammaban nghe rõ ba câu trả lời và sau đó trở lại gặp Kabinlaphom. Theo cam kết, Kabinlaphom phải chặt đầu mình. Tuy nhiên, trước khi chặt đầu, Kabinlaphom dặn bảy cô con gái của mình giữ gìn cái đầu cẩn thận, vì nếu đầu ông ta rơi xuống đất sẽ xảy ra hỏa hoạn, ném lên trời sẽ gây ra hạn hán còn ném xuống biển thì biển sẽ khô cạn. Bảy con gái của Kabinlaphom đặt đầu cha trên một cái đĩa vàng và thờ ở động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm các cô lần lượt đến đây rửa sạch đầu cha và đặt trở lại vào động.[2]
Mỗi khi đến hẹn vào ngày tết Lào 7 người con gái cũng thay phiên nhau theo thứ tự cũng đến nơi thờ đầu nhà vua để tắm nước và rước đi quanh thành phố, sau khi lễ rước kết thúc mọi người cũng đem trả về nơi cũ, nên từ đó mới gọi 7 cô con gái của nhà vua là Nang Sangkhan hay Nang Songkran.
Theo quan niệm dân gian, bảy cô con gái của Kabinphalom tượng trưng cho 7 ngày trong tuần như sau
Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước. Người ta còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa. Để tỏ lòng tôn kính người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng. Bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.
Tục lệ té nước (tạt nước) trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào). Trước khi té nước cho nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành.
Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi mà mỗi người không may phạm phải .
Các hoạt động khác trong dịp Tết Lào còn có phóng sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim, lươn và các con vật nhỏ khác. Ngày tết khách đến chơi nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.
Vào những ngày này mọi người thường biếu vải, biếu khăn cho người già. Hội đua thuyền được tổ chức trên sông. Ở các địa phương đều có đám rước, nhưng nổi tiếng nhất là đám rước Nang Sangkhan ở cố đô Luongphabang với bảy cô gái đóng vai bảy người con của Kabinphalom
Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Vào buổi tối, mọi người tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lamvon Nếu làng nào đặt tượng Phật trong hang núi thì lễ tắm Phật gọi là Song Namphaphou Các nhà sư và dân làng ăn trưa ngay tại núi sau khi làm lễ.