Nhằm kỷ niệm Năm Hữu nghị Lào – Việt Nam Việt Nam – Lào 2022, 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào – Việt Nam và 45 năm ngày ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam, Cục Nghệ thuật – Văn hóa thuộc Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch chuẩn bị danh mục biểu diễn chào mừng từ ngày 16 – 22/7/2022 tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn ngày 15/7/2022, bà Vansee Soukchalern Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật – Văn hóa cho biết: Danh mục các tiết mục biểu diễn phần lớn là các bài múa, bài hát có nội dung thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân các dân tộc Lào trên toàn quốc và mối quan hệ truyền thống keo sơn giữa hai nước Lào – Việt Nam. Cục Nghệ thuật – Văn hóa sẽ tổ chức 02 đoàn biểu diễn, cụ thể:
Đoàn biểu diễn tại Lào có lịch trình biểu diễn như sau: Ngày 17/7 biểu diễn tại khách sạn Crown Plaza, ngày 18/7 biểu diễn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngày 20/7 biểu diễn tại khách sạn Mường Thanh Vientiane. Nội dung biểu diễn có sự tham gia của hơn 130 người với 10 tiết mục: múa chào mừng, hát đơn ca nữ (bài hát Lào – bài hát Việt Nam), biểu diễn khèn, múa Champa Meuanglao, hát đơn ca nam (bài hát Lào – bài hát Việt Nam), múa Bounkinchieng, hát đơn ca nữ (bài hát Lào – bài hát Việt Nam), múa mừng thu hoạch, hát song ca (bài hát Lào – bài hát Việt Nam), múa theo tiếng khèn. Riêng ngày 20/7 chuẩn bị 7 tiết mục trong tuần văn hóa Lào – Việt Nam gồm: múa dân tộc Lào đoàn kết, đơn ca nữ: Hữu nghị Lào – Việt Nam, múa Khăn Piêu đẹp, đơn ca nam, hát song ca nam nữ, múa lăm vông đoàn kết.
Đoàn biểu diễn tại Việt Nam từ ngày 18 – 20/7 với sự tham gia của 50 nghệ sĩ, trong đó 35 nghệ sĩ biểu diễn 12 tiết mục lớn gồm: 1) Múa – hát Dân tộc Lào đoàn kết: thể hiện sự đồng lòng nhất trí của các dân tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. 2) Đơn ca nữ “Cánh chim tự do”: thể hiện đất nước Lào được giải phóng, người dân có quyền tự do, xây dựng đất nước và bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”. 3) Đơn ca nam “Tình hữu nghị”: thể hiện tình hữu nghị đồng chí thân thiết giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Lào – Việt Nam và bài hát “Việt Nam quê hương tôi”. 4) Múa “Tiếng chuông vang trên núi cao” thể hiện cuộc sống dân tộc Ìu Miên trong lễ Bounkinchieng. 5) Đơn ca nữ “Cây đàn Ghi ta” và múa làng quê hạnh phúc. 6) Xiếc. 7) Múa “Khăn hoa văn màu chàm”. 8) Biểu diễn Khèn và bài hát “Yensabai Saona”. 9) Múa Salavan “Truyền thống đoàn kết Lào – Việt Nam”. 10) Múa “Lễ té nước”. 11) Song ca nam nữ “Tình ca tây bắc” và bài hát “Lăm Vông đoàn kết”. 12) Múa “Tình hữu nghị Lào – Việt Nam”.
Tổng hợp