Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2024 và chủ trì Hội nghị ASEAN vào năm 2024 với chủ đề “ASEAN – Thúc đẩy kết nối và tự cường”. Các ưu tiên của chủ đề trên được tổng hợp như sau:
- Thúc đẩy kết nối
Kết nối có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hội nhập, bao gồm các trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, đặc biệt thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, khả năng cạnh tranh và phục hồi của ASEAN sau tác động của đại dịch Covid-19, cũng như xây dựng sức mạnh để đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng. Trong khuôn khổ “Thúc đẩy kết nối”, Lào sẽ tập trung hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên sau:
- Đối với việc hội nhập, kết nối về kinh tế: Sẽ tập trung vào việc tăng cường hội nhập trên nhiều lĩnh vực như việc đặt ra các nguyên tắc, quy định phải đảm bảo tính nhất quán, dỡ bỏ các rào cản thương mại, đầu tư và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng trong ASEAN, làm cho ASEAN phát triển ngày càng mạnh mẽ khi kinh tế khu vực có tính hội nhập nhiều hơn. Các nhiệm vụ ưu tiên về kinh tế trong ưu tiên này sẽ tập trung vào vấn đề hội nhập kinh tế; điều này sẽ thúc đẩy mối liên kết kinh tế giữa ASEAN và các đối tác của ASEAN ngày càng bền chặt hơn; kết nối mạnh mẽ, đặc biệt là về thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, tạo dựng sức mạnh thông qua tăng trưởng và ổn định kinh tế. Các nhiệm vụ ưu tiên hỗ trợ hội nhập và kết nối kinh tế bao gồm: Tuyên bố ASEAN về Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng; hoàn thành rà soát nâng cấp Hiệp định khung hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN; hoàn thành đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc lần thứ 3 bảo đảm về mặt nội dung; làm cho Nghị định thư thứ hai của Hiệp định Khu Thương mại Tự do ASEAN – Úc – New Zealand có hiệu lực; điều chỉnh chiến lược thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tham gia toàn diện trong khu vực ASEAN.
- Tạo ra một tương lai toàn diện và bền vững: Ưu tiên này ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển bền vững trong ASEAN, kết nối các mục tiêu môi trường và xã hội với việc xây dựng một khu vực ASEAN vững mạnh hơn. Công việc ưu tiên này sẽ tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững;dưới sự chủ trì ASEAN của Lào, nhiệm vụ ưu tiên này nhằm hỗ trợ nông nghiệp bền vững;có tiêu chuẩn mới về du lịch bảo tồn;chiến lược giảm thiểu việc đốt chất thải cây trồng và cách tiếp cận mới để xây dựng vững mạnh cơ sở hạ tầng năng lượng và thương mại năng lượng trong ASEAN; thúc đẩy sự tham gia toàn diện tăng cường kết nối giữa các bên liên quan khác nhau của ASEAN, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ ASEAN. Dưới sự chủ trì của Lào, các nhiệm vụ ưu tiên kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vốn là xương sống của nền kinh tế trên toàn ASEAN bằng cách tìm kiếm các kênh mới để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận các nguồn vốn của khu vực kinh doanh nói chung. Các nhiệm vụ hỗ trợ ưu tiên này bao gồm: Xây dựng các kế hoạch/quy định chiến lược nhằm giảm thiểu việc đốt chất thải từ sản xuất cây trồng để hỗ trợ thực hiện chiến lược giảm thiểu carbon trong ASEAN;xây dựng kế hoạch hành động ASEAN về nông nghiệp bền vững;đạt được tiến bộ thực chất trong việc xây dựng thỏa thuận mới về thiết lập đường dây truyền tải điện ASEAN và thương mại năng lượng đa phương trong khu vực;thiết lập các tiêu chuẩn du lịch bảo tồn ASEAN và giải quyết khoảng cách tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
- Chuyển đổi số trong tương lai: Ưu tiên này nhằm thúc đẩy ASEAN trở thành khu vực kinh tế số hàng đầu, bằng cách tạo ra một ASEAN kết nối nội bộ và kết nối với thế giới bằng cách sử dụng các công cụ hiện đại, các công cụ hiện đại này sẽ mở ra cơ hội mới và nâng cao khả năng đối phó trước những thách thức từ nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Việc chuyển đổi số có thể giúp tăng cường kết nối trong ASEAN vì đây sẽ là phương thức mới để hợp tác và trao đổi thông tin; với việc sử dụng công nghệ số, các phương thức và cơ chế thanh toán qua hệ thống điện tử, ASEAN sẽ có thể giải quyết các vấn đề rào cản và có thể giao hệ kịp thời, tăng cường sự phát triển của cộng đồng để được kết nối và hội nhập hơn. Chuyển đổi số cũng có thể giúp nâng cao sức mạng cho ASEAN bằng cách tăng cường khả năng thích ứng với những thay đổi và nhiều vấn đề khác. Dưới sự chủ trì của Lào, các nhiệm vụ ưu tiên sẽ tập trung vào việc giảm thiểu sự chậm trễ trong hệ thống thương mại, mở đường cho hệ thống một cửa ASEAN mới và tạo ra kế hoạch tiến tới tiêu chuẩn thương mại số mới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; Lào sẽ thúc đẩy các nhiệm vụ ưu tiên nhằm tạo cơ hội mới trong lĩnh vực kỹ thuật số cho các cá nhân bằng cách cho phép sử dụng nền tảng giáo dục trực tuyến trong thời đại công nghiệp 4.0 và cho các doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống mã số đăng ký doanh nghiệp ASEAN. Nhiệm vụ ưu tiên này bao gồm: Hoàn thành nghiên cứu kỹ thuật về hệ thống thuế một cửa của ASEAN theo hình thức mới, trong đó sẽ áp dụng Kế hoạch về tiêu chuẩn thương mại số trong ASEAN, nền tảng giáo dục trực tuyến trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0 và thông qua kế hoạch thiết lập hệ thống số đăng ký doanh nghiệp trong ASEAN.
- Phát huy vai trò của văn hóa và nghệ thuật trong ASEAN một cách toàn diện và bền vững: Ưu tiên này nhằm phát huy vai trò của văn hóa và nghệ thuật trong khu vực ASEAN nhằm phát triển năng lực của nguồn nhân lực, cũng như tăng số lượng và hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các nhiệm vụ hỗ trợ ưu tiên này bao gồm: Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Chương trình nghệ thuật ASEAN tại Vientiane; chương trình giao lưu thanh niên ASEAN – Nhật Bản về sản phẩm nghệ thuật sáng tạo; Liên hoan Âm nhạc ASEAN – Hàn Quốc 2024; Chương trình giao lưu sinh viên nghệ thuật âm nhạc ASEAN.
II. Tự cường
Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Lào đang diễn ra trong một năm mà điều kiện địa chính trị, kinh tế đang biến động phức tạp và có nhiều thách thức. Vì vậy, việc tăng cường sức mạnh có ý nghĩa rất quan trọng để ASEAN có thể vượt qua và xử lý các thách thức một cách hiệu quả, bền vững vì sứ mệnh chung là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Các hoạt động và lĩnh vực sau đây nhằm hỗ trợ tính “Tự cường”:
- Xây dựng kế hoạch chiến lược thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045: Năm 2024 là một năm quan trọng vì ASEAN đang tiến tới giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN 2025 sẽ bắt đầu vào năm 2024 và hoàn thành vào năm 2025.
- Tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN: Sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau: Lào sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với bên ngoài nhằm đóng góp vào nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như duy trì hòa bình, ổn định và khuyến khích phát triển bền vững, thịnh vượng thông qua các cơ chế mà ASEAN đang lãnh đạo, đi đôi với việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác khu vực. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN và là nước điều phối hợp tác ASEAN – Australia, Lào sẽ tập trung đảm bảo thành công của hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập hợp tác ASEAN – Australia.
Để hỗ trợ Timor Leste chuẩn bị trở thành thành viên chính thức của ASEAN, ASEAN sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hành động và nỗ lực để Timor Leste trở thành thành viên của Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á. Lào sẽ duy trì cam kết của ASEAN giúp Myanmar tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar một cách hòa bình, lâu dài và toàn diện, vì Myanmar vẫn là một bộ phận không thể tách rời của ASEAN thông qua việc thực hiện Hiệp định 5 điểm đồng thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN, việc rà soát và quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc thực hiện 5 quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 tại Phnom Penh (2022) và tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta (2023).
- Thúc đẩy hợp tác môi trường: Việc chống biến đổi khí hậu sẽ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; thúc đẩy phát triển đô thị bền vững về môi trường; tiêu dùng và sản xuất bền vững. ASEAN cần nâng cấp các chính sách và hoạt động của mình bao gồm hoạch định chính sách khu vực và hợp tác quốc tế để hỗ trợ bảo tồn và phát triển môi trường bền vững. Đồng thời, đã đến lúc cộng đồng ASEAN phải tăng cường hợp tác sâu rộng trong phục hồi kinh tế, tính đến nhu cầu cấp thiết phải có các sáng kiến phát triển xanh và sạch, thúc đẩy sinh kế và an ninh lương thực của người dân địa phương, triển khai hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hoạt động và văn kiện khác nhau sẽ hỗ trợ ưu tiên này bao gồm: Tuyên bố chung của ASEAN về Biến đổi Khí hậu tại Cuộc họp lần thứ 29 các Quốc gia thành viên Công ước về Biến đổi Khí hậu; Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới; Khung chương trình ASEAN về một nền kinh tế sử dụng ít tài nguyên hơn và không gây ô nhiễm nhựa; và các chương trình nâng cao năng lực để các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn vốn cho phát triển xanh.
- Phụ nữ và Trẻ em: Thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em, trong đó ưu tiên này sẽ tập trung vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái, đây là một vấn đề lớn được nhiều nước Châu Á quan tâm, trong đó có các nước thành viên ASEAN.Nhìn chung, thời gian của phụ nữ và trẻ em gái dành cho các công việc không được trả lương/được trả công không tương xứng so với nam giới và trẻ em trai, dẫn đến cơ hội học tập, công việc/nghề nghiệp và tham gia xã hội bị hạn chế.Hoạt động và văn kiện sẽ hỗ trợ ưu tiên này bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3.
- Y tế công cộng: Phát triển vững mạnh y tế của ASEAN trong tình hình mới, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã cho thấy sự yếu kém của hệ thống y tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, cần thúc đẩy hệ thống y tế mạnh mẽ hơn để đảm bảo đáp ứng kịp thời, đóng góp nhanh chóng và hiệu quả vào quá trình phục hồi kinh tế – xã hội. Các văn kiện và hoạt động sẽ hỗ trợ ưu tiên này bao gồm: Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về an toàn và an ninh sinh học; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm Kế hoạch giảm thiểu mối đe dọa sinh học ASEAN, tiến tới chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và trao giải các thành phố không khói thuốc trong khu vực ASEAN.
Tổng hợp