Tại Hội nghị Công tác chính trị tư tưởng toàn quốc lần thứ V tổ chức từ ngày 17 – 18/11/2022, Bộ trưởng Công nghệ thông tin Lào Boviengkham Vongdala nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ trong giáo dục chính trị, tư tưởng.
Giai đoạn vừa qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được tổ chức dưới nhiều hình thức và phương pháp như kết hợp trong chương trình đào tạo tại các trường học, đại học hoặc các học viện, tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng ngắn hạn và dài hạn, tổ chức hội thảo, phổ biến thông qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng và báo điện tử. Tất cả các hình thức và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng đều phải sử dụng công nghệ để xuất bản, công nghệ truyền thông, truyền thanh, truyền hình… đều là các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0. Tuy nhiên, hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những sự tiến bộ về khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, rộng rãi và khó kiểm soát, nhất là về truyền thông đại chúng online ngày càng thịnh hành trên thế giới và khu vực.
Vì vậy, nhằm sử dụng công nghệ hiện đại vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc giải quyết các tác động của báo chí điện tử hiện nay và trong tương lai, cần tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại như truyền thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí, báo điện tử, tinternet, xã hội điện tử… vào công tác tuyên truyền đường lối chính trị và chính sách của Đảng và Nhà nước sâu rộng trong toàn xã hội với nhiều hình thức, nhiều phương pháp. Các công tác tuyên truyền cần rộng khắp đến mọi tầng lớp xã hội nhanh chóng, kịp thời nhằm khiến toàn xã hội nhận thức các thông tin thực tế, phản bác các thông tin tuyên truyền sai lệch của các đối tượng xấu, mở rộng hợp tác với các nước và quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng, Chính phủ như hợp tác với các nước bạn bè chiến lược nhằm đúc rút kinh nghiệm quản lý báo điện tử, huy động viện trợ về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, phối hợp với các công ty truyền thông online quốc tế như facebook, Youtube… nhằm hợp tác phòng chống tội phạm công nghệ và hoạt động tuyên truyền vi phạm pháp luật chống phá sự vững mạnh của Lào.
Theo thống kê, hiện có nhiều phương tiện truyền thông điện tử phổ biến tại Lào, nhất là facebook và whatsapp. Năm 2022, Lào có 3,8 triệu tài khoản đăng ký trên các phương tiện truyền thông điện tử, chiếm 51% dân số, tăng 5,6% so với năm 2021. Riêng facebook có 3,5 triệu tài khoản, chiếm 47,1% dân số, trong đó 99,5% đăng nhập thông qua Smart Phone.
Tổng hợp