Tính đến năm 2023, cả nước Lào có 1.026.083 hộ gia đình thoát nghèo, chiếm 83,13%; 208.231 hộ gia đình khó khăn, chiếm 16,87% tổng số hộ gia đình.
Thời gian qua, Chính phủ cũng đã nổ lực phân bổ ngân sách cho công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo liên tục theo từng năm, trong đó ngân sách đầu tư công năm 2021 là 122 tỷ kip, năm 2022 là 136 tỷ kip, năm 2023 là 178 tỷ kip; giải ngân tín dụng của ngân hàng chính sách là 2,871 tỷ kip, trong đó 1,733 tỷ kip giải ngân cho 1.345 bản và 76 huyện nghèo. Ngoài ra, còn có khoản ngân sách từ viện trợ không hoàn lại, khoản vay, đóng nộp của các nhà đầu tư và nhân dân, đặc biệt là ngân sách từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, các tổ chức quốc tế vì phát triển, hợp tác song phương với các nước bạn bè, v.v… để phục vụ cho công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của Lào; tuy nhiên, thực tế Lào vẫn đang là quốc gia kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, công tác phát triển nông thôn còn nhiều hạn chế.
Để giải quyết vấn đề phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo đạt theo phương hướng, mục tiêu, kế hoạch đề ra như Nghị quyết số 118/QH của Quốc hội, ngày 21/11/2023 quy định, năm 2024 Chính phủ xác định một số mục tiêu phấn đấu như sau:
(1) Phấn đấu hỗ trợ cho 35.000 hộ gia đình thoát nghèo;
(2) Xây dựng phát triển 500 bản thoát nghèo;
(3) Xây dựng phát triển 15 huyện thoát nghèo;
(4) Xây dựng 33.000 hộ gia đình phát triển;
(5) Xây dựng 500 bản phát triển;
(6) Xây dựng các bản lớn thành đô thị trong nông thôn đạt 4 điểm;
(7) Xây dựng 4 huyện vững mạnh toàn diện, quy hoạch dân cư và nơi ở ổn định cho hơn 400 hộ gia đình; quy hoạch khu canh tác sản xuất cho hơn 1.000 hộ gia đình và việc làm ổn định cho khoảng 6.000 người.
(8) Triển khai giải ngân 500 triệu kip từ quỹ phát triển bản cho 14 bản.
Tổng hợp