Các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững từ 10 nước thành viên ASEAN, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới đã làm rõ và khẳng định: Dự án xây dựng hệ thống Xe buýt nhanh “BRT” chắc chắn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho xã hội.
Có 5 lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng từ hệ thống xe buýt nhanh: 1. Xây dựng tính kỷ luật cho người lái xe đỗ xe tại các điểm trạm riêng không dừng xe bừa bãi; khách sử dụng dịch vụ lên xe buýt đúng giờ, đúng điểm và giảm thiểu tai nạn giao thông; 2. Giảm ùn tắc giao thông trong thành phố và để người dân chuyển sang sử dụng xe buýt công cộng thay vì phương tiện cá nhân với mức chi phí rẻ hơn; 3. Giảm thiểu vấn đề môi trường do ô nhiễm khói bụi do xe buýt chạy bằng điện chứ không phải sử dụng nhiên liệu; 4. Nâng cao sức khỏe của người dân thành phố vì ô tô không thải ô nhiễm ra không khí; 5. Xe sẽ sử dụng hệ thống chạy theo luồng được chỉ định để không bị lẫn lộn, không gây nhầm lẫn cho hành khách hoặc người lái xe trên đường trong giờ cao điểm, v.v…
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về dự án xây dựng hệ thống xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit “BRT”) khiến một số người dân bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau và đặt câu hỏi liệu việc xây dựng hệ thống này có đúng không? Hệ thống sẽ làm cho đường hẹp hơn hoặc làm cho giao thông đông đúc, ùn tắc hơn? và dự án xây dựng hệ thống xe buýt nhanh BRT xuất phát từ đâu hay chỉ là mô hình?
Mới đây, Trưởng dự án giao thông bền vững tại thủ đô Vientiane, Bộ Công chính và Vận tải bày tỏ quan ngại với xã hội: Thông qua nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các công ty tư nhân và các tổ chức quốc tế và nhìn ra được những lợi ích thiết thực của dự án; chúng tôi xin nhấn mạnh rằng dự án giao thông bền vững BRT tại thủ đô Vientiane không làm hẹp lòng đường như nhiều bình luận trên mạng xã hội vừa qua, vì từng điểm dừng xe buýt đều đã được được thiết kế theo sự phát triển đạt tiêu chuẩn quốc tế với việc mở rộng đường và không gian dành cho người đi bộ. Hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng trạm xe buýt trước, dự kiến giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục mở rộng đường sau khi các kết thúc các hội nghị ASEAN trong năm nay.
Ông Khamla Nacvisacan, chuyên gia làm việc tại dự án, trả lời phỏng vấn: Mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình mang tính xây dựng, không trái với quy định, pháp luật và không gây hiểu lầm cho người khác, nhưng cần suy nghĩ và có bằng chứng chứng minh khi phát ngôn trên mạng xã hội về những điều không tích cực. Thực tế cho thấy, hệ thống xe buýt nhanh BRT là một dự án giao thông bền vững xuất hiện khắp nơi trên thế giới, và nếu thấy sự không hữu ích thì nó sẽ không thể tồn tại và bị phá bó.
Dự án giao thông đô thị bền vững Vientiane đã được Chính phủ nhất trí thông qua trong năm 2014, do Bộ Công chính và Vận tải làm chủ đầu tư. Dự án nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân, cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và thân thiện với môi trường.
Dự án bắt đầu được triển khai từ tháng 7/2018 sau khi ký hợp đồng thuê công ty tư vấn nước ngoài khảo sát, thiết kế chi tiết dự án và giám sát thi công. Dự án có 5 hợp phần (hạng mục) đó là: (1) Thành lập Ban quản lý giao thông đô thị; (2) cải thiện dịch vụ xe buýt công cộng và tạo ra hệ thống vận tải xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit “BRT”); (3) cải thiện quản lý giao thông; (4) xây dựng hệ thống quản lý bãi đỗ xe dọc đường; (5) Cải thiện giao thông đi bộ và giao thông phi cơ giới (NMT). Dự án giao thông bền vững tại thủ đô Vientiane đã nhận được các khoản vay, tài trợ từ các cơ quan tài trợ quốc tế và vốn liên doanh của Chính phủ Lào với tổng trị giá 99,7 triệu USD.
Tổng hợp