Trung bình các chi phí tiêu dùng cần thiết trong sinh hoạt như thực phẩm, đi lại, nhà ở… tại thủ đô Viêng Chăn cao hơn Hà Nội tới 42% và Bangkok 16%.
Theo KTTM, dẫn tựa đề báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế, thương mại, Bộ Công thương Lào ” Chi phí sinh hoạt của người dân thủ đô Viêng Chăn có thực sự cao ? lựa chọn nào để giải quyết ?” nhằm tìm câu trả lời cho vấn đề gia tăng chi phí sinh hoạt tại thành phố lớn nhất tại Lào ảnh hưởng đến đời sống người dân như thế nào, đặc biệt là tầng lớp những người có thu nhập thấp. Qua đó, làm cơ sở thực tế những nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh, hoặc ít nhất hình dung được hướng đi để giải quyết thực trạng trên.
Cụ thể, cơ quan này đã thực hiện các cuộc khảo sát chuyên sâu trên mọi nhóm đối tượng tại thủ đô Viêng Chăn như công nhân viên chức, lao động, học sinh, sinh viên về việc chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt.
Theo đó, giá tiêu dùng dân sinh ở mức độ thấp tại thủ đô Viêng Chăn là 1.85 triệu Kíp/tháng, tương đương 215 USD, trong khi đó cũng cùng chi phí trên tại các đô thị lớn khác như Hà Nội chỉ là 1.07 triệu Kíp/tháng, tương đương 120 USD. Con số tương tự tại Bangkok, Thái Lan là 1.55 triệu Kíp/tháng, tương đương 180USD.
Theo báo cáo của tổ chức Expatistan, một tổ chức uy tín về các chỉ số khảo sát chi phí dân sinh trên phạm vi toàn thế giới về việc so sánh giá tiêu dùng tại Viêng Chăn, Lào với Hà Nội, Việt Nam và Bangkok, Thái Lan theo bảng dưới đây:
STT | Lĩnh vực | Hà Nội | Băng Cốc |
1 | Đồ ăn | +66% | +20% |
2 | Nhà ở | +45% | +2% |
3 | Trang phục | +40% | +16% |
4 | Giao thông | +28% | +33% |
5 | Chăm sóc sức khỏe | +10% | +22% |
6 | Giải trí | +47% | +9% |
Tổng | +42% | +16% |
Qua bảng thống kê trên có thể nhận thấy, mức chi phí sinh hoạt cơ bản tại thủ đô Viêng Chăn cao hơn Hà Nội tới 42% và Bangkok 16%. Đặc biệt là chi phí cho nhóm thực đồ ăn ( 66% ).
Đối chiếu với kết quả khảo sát của Tổng Cục thống kê, Bộ Công thương cho biết, người dân tại các đô thị lớn của Lào dùng 63.6% tổng chi tiêu cho thực phẩm, 13.6% cho giao thông, vận tải. Trong khi đó, chi phí nhà ở, điện nước và nhiên liệu chiếm 4.9%, 3.6% tiêu dùng cho rượu bia và thuốc lá, 3.2% cho đồ dùng gia đình, 2.8% cho trang phục, 2.2% cho chăm sóc sức khỏe, 1.4% cho việc giáo dục và 0.5% cho các dịch vụ xã hội. Các số liệu từ 2 tổ chức được cho là phù hợp với nhau.
Theo Cục thống kê, GNI bình quân của thủ đô Viêng Chăn lên tới 3.76 triệu Kíp/tháng, GDP bình quân 45.36 triệu Kíp/năm, tương đương 5.200 USD/năm, cao hơn rất nhiều so với GNI bình quân chỉ hơn 2.599 USD của Lào. Ngoài ra, việc chi phí sinh hoạt cao được cho là bắt nguồn từ mật độ dân số và mức độ phát triển nhanh của thủ đô Viêng Chăn.
Ngoài ra, cũng cần kể đến nguyên nhân lạm phát, thị trường… khi đồng Kíp luôn trượt giá so với ngoại tệ, đặc biệt là đồng Bath khi hơn 50% hàng hóa tiêu dùng tại Lào đều được nhập khẩu từ Thái Lan. Sau đây là thống kê tỷ lệ gia tăng giá tiêu dùng chung của Lào trong giai đoạn 6 năm qua.
STT | Danh mục | Tốc độ tăng giá tiêu dùng chung (2012-2018) | Mức độ lạm phát bình quân (2012-2018) |
1 | Thực phẩm và đồ uống không cồn | 29.48% | 4.91% |
2 | Hàng may mặc | 25.12% | 4.19% |
3 | Nhà hàng, khách sạn | 24.13% | 4.02% |
4 | Nơi ở, điện, nước, nhiên liệu | 22.14% | 3.69% |
5 | Rượu bia, thuốc lá | 14.36% | 2.39% |
6 | Thiết bị gia dụng | 8.65% | 1.44% |
7 | Chăm sóc sức khỏe | 8.01% | 1.34% |
8 | Hàng hóa, dịch vụ | 6.74% | 1.12% |
9 | Bưu chính, viễn thông | 5.20% | 0.87% |
10 | Giải trí, nghỉ dưỡng | 4.51% | 0.75% |
11 | Giáo dục | 4.38% | 0.73% |
12 | Giao thông vận tải | -2.53% | -0.42% |
Tổng | 16.25% | 2.71% |
Theo KTTM