Không thể thực hiện chế tài mạnh tay, bà con dường như không “mặn mà” với chính sách tuyên truyền tác hại của cây thuốc phiện và vận động chuyển đổi sang trồng cây nông nghiệp của chính quyền
Hôm 1/3, cơ quan chức năng Huyện Sing, tỉnh LuongNamTha đã tổ chức phá bỏ hơn 3000 m2 cây thuốc phiện trồng bởi hàng chục hộ gia đình tại hai bản trên địa bàn huyện
Cách đây đúng một tháng, những ngày cuối cùng của tháng 1/2019, cơ quan chức năng huyện Kham, tỉnh Xiêng Khoảng cũng đã tổ chức phá bỏ 5 héc ta cây thuốc phiện .
Sau đó ít ngày, công an huyện Viengphukham, tỉnh LuongNamTha cũng phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành phá hủy hàng chục điểm trồng cây thuốc phiện có tổng diện tích 25 hecta thuộc địa bàn 3 bản được trồng bởi các hộ gia đình tại đây
Nhằm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát, ngăn chặn hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa hay các cây có thể điều chế chất gây nghiện, chính quyền các tỉnh địa phương Bắc Lào Xiangkhouang, Houaphanh, Luang Prabang, Oudomxay, Phongsaly và Luang Namtha đã liên tục tổ chức tuần tra, phát hiện và phá hủy hàng chục nghìn héc ta diện tích cây thuốc phiện được trồng bởi người dân. Tuy nhiên, phần lớn các hộ gia đình trồng loại cây này đều ở diện hộ nghèo, kinh tế eo hẹp, thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu thốn.
Ở những vùng sâu vùng xa, với vị trí địa lý và địa hình trắc trở, nơi những thành tựu phát triển kinh tế chưa tiệm cận đến được. Bức tranh về cuộc sống của người dân khá ảm đạm, diện tích nương rẫy rải rác, gây khó khăn nhiều cho canh tác, có thể coi việc trồng cây thuốc phiện đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.
Việc vận động tuyền truyền bà con chuyển đổi sang cây trồng nông nghiệp đã phát huy tác dụng tại một số địa phương, nơi diện tích canh tác đáp ứng đủ điều kiện, còn lại những nơi hiểm trở, cơ quan chức năng rất khó để kiểm soát việc lén trồng hay tái trồng thuốc phiện của người dân.
Thực tế phải thừa nhận, trong tư tưởng của bộ phận nhân dân có mức dân trí chưa cao, thuốc phiện vẫn là một loại “thần dược”, một loại thuốc có tác dụng chữa bách bệnh cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đồng thời mang lại thu nhập kinh tế đáng kể cho gia đình.
Ngoài ra, chính sách cấm phá rừng làm nương rẫy của nhà nước đã vô tình tạo cớ cho người dân giải thích về nỗi khó khăn khi canh tác nông nghiệp trên diện tích đất rời rạc, năng suất hạn chế, không biết bán cho ai…
Vậy, một khi biện pháp tuyên truyền không hiệu quả, nhà nước Lào có lẽ cần phải ban hành những chính sách khác, các chính sách đủ thiết thực,bền vững tạo sư yên tâm cho người dân.