Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa tin: Khu vực sông Lan Thương – Mekong là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên phải đối mặt với những mối đe dọa từ hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng nặng nền đến sinh kế của người dân và sự phát triển của kinh tế địa phương. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác phòng chống thiên tai trong khu vực Lan Thương – Mekong có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng.
Năm 2016, các quốc gia nằm trong lưu vực sông Lan Thương – Mekong đã bắt đầu sử dụng cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mekong và đến năm 2017 Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước sông Lan Thương – Mekong được thành lập theo cơ chế này. Hoạt động hợp tác về tài nguyên nước sông Lan Thương – Mekong đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác phòng chống lũ lụt, hạn hán. Kể từ năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ các nước hạ lưu sông Mekong thực hiện hơn 50 dự án cải thiện đời sống của người dân, bao gồm bảo đảm an toàn về mặt cung cấp nước ở khu vực nông thôn, giám sát an toàn đập nước, đào tạo nguồn nhân lực… Ngoài ra, 6 quốc gia dọc sông Lan Thương – Mê Công cũng đang cùng nhau củng cố các nền tảng chia sẻ thông tin hợp tác về tài nguyên nước Lan Thương – Mekong. Kể từ năm 2002, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã thường xuyên cung cấp các thông tin thủy văn về mực nước của lưu vực sông Lan Thương – Mekong cho Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong; các dự án này đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương; trong đó, “Kế hoạch hành động nước uống sạch Lan Thương – Mekong” đã tạo ra điểm thí điểm cung cấp nước an toàn cho hơn 60 vùng nông thôn của các nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong, cung cấp nước uống an toàn cho hơn 10 nghìn người dân địa phương.
Tuy nhiên, do truyền thông phương Tây đưa tin trái chiều về hoạt động của Trung Quốc trên sông Lan Thương, làm cho một số người dân ở các nước hạ nguồn sông Mekong có chút hiểu lầm về Trung Quốc, chẳng hạn như một số tin tức cho rằng việc xây dựng đập của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và chất lượng nước, dẫn đến nguy cơ gây hạn hán, một số thông tin về thủy văn không chính xác từ Đơn vị giám sát đập dọc sông Mekong của Trung tâm Stimson (Mỹ) đã tạo ra dư luận sai lệch về nguồn nước. Trong khi thực tế, đập thủy điện dọc sông Lan Thương không hoạt động bừa bãi mà sẽ điều chỉnh lượng nước chảy dọc sông theo nguyên tắc khoa học. Kể từ khi xây dựng và vận hành, các đập điện liên quan ở Trung Quốc đã giúp nâng cao vai trò “giúp tích nước khi lũ và xả nước trong thời kỳ khô hạn” một cách hiệu quả, khi có lũ về nước sẽ được giữ lại trong hồ chứa, khi mùa khô đến sẽ xả rất nhiều nước về phía nam, điều này sẽ làm giảm áp lực chống lũ cho khu vực phía Nam và đáp ứng được nhu cầu về nước của người dân trong mùa khô. Trong những trường hợp đặc biệt như kiểm tra việc sửa chữa đập thủy điện…, phía Trung Quốc sẽ thông báo trước thông tin về việc điều chỉnh mực nước cho Ủy hội sông Mê Kông. Những biện pháp này đã giúp mực nước sông Mekong tăng cao trong mùa khô, giảm áp lực phòng chống lũ lụt khi nước dâng cao và cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương. Hợp tác xây dựng đập thủy điện trên lưu vực sông Lan Thương – Mekong đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân. Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước dọc sông Lan Thương – Mekong đòi hỏi rất nhiều năng lượng, trong khi các nước Lào, Myanmar, Campuchia, v.v… đang gặp vấn đề thiếu năng lượng ở một mức độ nào đó thì việc phát triển thủy điện có thể giảm bớt gánh nặng về những vấn đề này. Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền tin đồn đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc đã mở cửa đập xả nước quy mô lớn về phía Nam và gây ảnh hưởng đến Lào. Tuy nhiên qua kiểm tra, thời gian gần đây, các đập điện liên quan của Trung Quốc đều được kiểm soát thường xuyên, lượng nước chảy ra khỏi lưu vực ở mức ổn định, việc có thông tin xả nước lớn gây lũ lụt chỉ là tin đồn. Thực tế thời gian gần đây, lượng mưa ở Lào rất lớn, kéo dài trong nhiều ngày khiến mực nước ở các con sông dâng cao, đập thủy điện liên quan của Trung Quốc không những không xả nước mà còn điều chỉnh lượng nước xả khỏi lưu vực ít hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoài (bằng 30% lượng nước trung bình trước khi xây dựng đập).
Tổng hợp