Theo Laoedaily, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa VIII vừa qua, Chính phủ đã thừ nhận việc phát triển 12 đặc khu kinh tế (SEZ) chưa đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra, phần lớn vẫn nằm trong tình trạng triển khai ban đầu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Làocó thể sẽ phải xem xétlại hợp đồng đối với các dự án phát triển SEZ triển khai chậm trễ. Bộ Kế hoạch Đầu tư đang tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện tính hiệu quả các dự án đầu tư vào SEZ.
Tình trạng phát triển các SEZ từ năm 2013 lại đây nhìn chung chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do Chính phủ cần thời gian để đánh giá tác động về môi trường, việc nhập khẩu nguyên liệu của một số công ty xuất khẩu dài hạn, cơ chế một cửa chưa thực sự tạo ra thuận lợi cho doanh nghiệp, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng đầu tư vào SEZ vẫn giữ thái độ chờ đợi ưu đãi rõ ràng của Chính phủ.
Bên cạnh đó, dư luận cũng phản ánh sự bất hợp lý của một số dự án SEZ như việc biến các khu đô thị mới trở thành SEZ nằm dọc tuyến đường sắt Lào Trung, xây dựng cảng hàng không quốc tế tại ranh giới hai tỉnh Luông Năm Tha và U Đôm Xay, dự án cho tô nhượng 7000 ha để thành lập SEZ trong đó có 3.000 ha đã nằm trong chính sách quy hoạch sản suất gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Các đặc khu kinh tế đầu tiên được hình thành tại Lào năm 2003, năm 2010 chính phủ Lào thành lập Ủy ban quốc gia về đặc khu kinh tế; năm 2013 Chính phủ tiến hành cải cách các cơ chế quản lý và ban hành các chính sách thu hút đầu tư trong, ngoài nước vào các đặc khu kinh tế. Gần đây nhất, ngày 7/6/2018 Chính phủ Lào ban hành chỉ thị số 188/CP về cải cách một số cơ chế quản lý đặc khu kinh tế, giải quyết các vướng mắc, tăng cường thu hút đầu tư vào đặc khu kinh tế.