Trong bối cảnh kinh tế Lào ở vào giai đoạn khó khăn, đối diện với nhiều thách thức như ngành nông nghiệp, điện lực, khoáng sản tăng trưởng chậm, thâm hụt ngân sách báo động, thiên tai lũ lụt xảy ra ở hầu hết tỉnh thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp và đời sống nông dân. Dự báo tăng trưởng cả năm 2018 chỉ đạt 6,5% thấp hơn kế hoạch đề ra là 7,9%, trong đó dự báo mức tăng trưởng nông lâm chỉ khoảng 2.5% ( giảm từ 2.9% của năm 2017 và dự kiến 2.8%), sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm so với năm ngoái, ngành điện lực và khoáng sản chỉ tăng ở mức 7.7% ( năm 2017 là 11.6% và nghị quyết đề ra là tăng 9.1%), ngành dịch vụ phát triển tốt có mức tăng trưởng khoảng 7.6% ( so với năm 2017 là 4.4%, chỉ tiêu đề ra là 6.4%), thu nhập bình quân đầu người ở mức 2.599 USD. Tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng gây ảnh hưởng nặng nề đến thu chi ngân sách, đầu tư công, thanh toán nợ, nỗ lực xóa đói giảm nghèo…
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào, nguyên nhân của tăng trưởng chậm lại về khách quan là việc Lào phải chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng, cộng với giá dầu thô tăng đến 100 USD/thùng ảnh hưởng đến đầu vào sản xuất, chi phí vận tải, giá nhân công gia tăng, góp phần làm gia tăng lạm phát. Về chủ quan, là do nội tại kinh tế Lào mất cân đối liên tục trong nhiều năm, nợ công tăng cao ở mức hơn 60% GDP, bị đưa vào danh sách các nước khó xử lý nợ, cơ cấu kinh tế lạc hậu chậm đổi mới nệ thuộc nặng nề vào các ngành truyền thống như khoáng sản, năng lượng.
Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào, theo đó đã đề xuất 6 vấn đề cần tập trung giải quyết để đảm bảo phát triển nhanh và bền bền vững như: 1). Cần giải quyết các dư nợ nhiều bên và kéo dài giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và ngân hàng. 2) Tìm kiếm dòng tiền mới đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng đồng thời điều chỉnh lãi xuất và điều kiện vay giúp doanh nghiệp có thể tái phục hồi. 3) Có chính sách ủng hộ đầu tư và chính sách thuế quan cho các loại hình kinh doanh được nhà nước khuyến khích như: Kinh doanh sử dụng thiết bị kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả kinh doanh công nghệ số, các kinh doanh sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường. 4) Giải quyết vấn đề cấp phép cho nhà đầu tư cả trong và ngoài nước nhanh chóng hơn. 5) Giải quyết các cơ chế xuất nhập khẩu và lược bỏ các bước thu phí. 6) Đảm bảo việc thực hiện các quy định và luật pháp cũng như các hiệp ước đã ký kết để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác trong và ngoài nước.