Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 10 tỉnh Viêng Chăn đề nghị sửa đổi nhiều điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Lào. Trong đó, Điều 56 phải quy định cụ thể hơn về điều kiện bảo lãnh cho người đi vay, nếu bảo lãnh cho người đi vay mà họ không trả nợ cho Chính phủ thì Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm, bà Vattana Dalaloy, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lào đã trình bày Luật Ngân hàng Nhà nước Lào (bản sửa đổi) tại Kỳ họp thường kỳ lần thứ 8 Quốc hội Lào khóa IX, phiên họp ngày 3/12, dưới sự chủ trì của ông Sommath Phonesena, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Ông Hongkham Suvanavong, Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 10 tỉnh Viêng Chăn đóng góp vào dự thảo Luật trên cho rằng: Luật Ngân hàng Nhà nước Lào rất quan trọng vì Ngân hàng này có vai trò quyết định chính sách tiền tệ, quản lý các thể chế tài chính, quản lý hệ thống tiền tệ trong thanh toán ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và vai trò giải quyết khủng hoảng tài chính, trong đó ngân hàng còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định lạm phát của đất nước. Nếu ngân hàng trung ương không phải là đơn vị quyết định lạm phát của đất nước thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề. Ngân hàng trung ương ở nhiều nước có vai trò là cơ quan độc lập quyết định các chính sách khác nhau, như chính sách tiền tệ dài hạn của đất nước và quy định các khoản thanh toán khác nhau, tuy nhiên đối với Lào vai trò của Ngân hàng Nhà nước chưa được độc lập như mong muốn, điều này đòi hỏi cần có phương thức tự quản lý riêng của ngân hàng, phải bảo đảm nhân sự có năng lực chuyên môn để xử lý hiệu quả các vấn đề, đây là vấn đề quan trọng để có thể giúp cho tiền tệ của Lào có thể ổn định.
Ông cho biết thêm: Đề nghị nội dung trong Điều 8 của luật cần nêu cụ thể hơn, vì trong việc thực hiện nếu nói chung chung sẽ rất khó hiểu, như trong quản lý vĩ mô về mặt tài chính cần bảo đảm tính ổn định bằng việc cải thiện việc cung cấp tiền tệ và quy định tỷ lệ lãi suất, mà vấn đề này thuộc vai trò của Ngân hàng Nhà nước, vậy vai trò đó thật sự là gì? cần phải nêu rõ thêm; ngoài ra, việc quản lý các Viện Tài chính bảo đảm ổn định trong việc quy định quy chế quản lý và quy định nguồn quỹ dự phòng cũng cần phải được xác định rõ ràng thêm. Tại khoản 1, Điều 14 quy định hiểu biết về tiêu chuẩn và điều kiện của các thành viên Hội đồng Quản trị, Đại biểu cho rằng cần bổ sung thêm vấn đề về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, có kinh nghiệm và cấp độ giáo dục trong ngành ngân hàng và ngành tài chính liên quan vì đây là điều cần thiết, bắt buộc, nghĩa là nhân sự không thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ gây ra khó khăn cho công tác quản lý. Nội dung Điều 56 cần quy định cụ thể điều kiện trong bảo lãnh cho người vay vốn, cần có điều kiện như thế nào, vì trước đây chúng ta đã có kinh nghiệm bảo lãnh một số tiền lớn cho nhiều công ty; vấn đề này rất quan trọng, nếu chúng ta bảo lãnh mà người đi vay không trả nợ thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm nên cần quy định cụ thể hơn về điều kiện các khoản vay.
Ông Saichay Kommasith, Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 5 tỉnh Bokeo đề nghị Ngân hàng Nhà nước Lào bổ sung nội dung vào Điều 40 về đơn vị tiền tệ của Lào. Đại biểu cho rằng, đồng tiền nội địa của Lào là Kip viết bằng tiếng Lào là “Kip” và trong tiếng Anh LAK. Nội dung của Điều này còn ngắn, đề nghị bổ sung nội dung xác định ý nghĩa quan trọng của đồng Kip để xã hội cũng như người tiêu dùng tiền Kip hiểu và thấy được tầm quan trọng của giá trị đồng Kip. Đồng thời, đề nghị bổ sung thêm một điều khoản về hình thức và kích thước của đồng Kip, thời gian qua, hình thức và kích thước của tờ tiền Kip cũ và mới khác nhau đã gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Lào nên quy định vào trong Luật một cách rõ ràng.
Tổng hợp