Ngày 03/12 vừa qua, bà Sounthon Xayachak, Phó Chủ tịch Quốc hội, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lào thông cáo báo chí về kết quả hoạt động công tác năm 2024 và Kế hoạch công tác năm 2025 của cơ quan Quốc hội, đồng thời xem xét công tác của Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Thông cáo báo chí, bà Sounthon Xayachak cho biết: Kết quả công tác năm 2024 của Quốc hội, đặc biệt là về mặt pháp luật, đã hoàn thành việc sửa đổi, xây dựng lại 13 luật đã được thông qua tại Kỳ họp thường kỳ thứ 7 Quốc hội khóa IX, chuẩn bị 9 dự thảo luật sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, đã nghiên cứu, hoàn thiện nội dung dự thảo hiến pháp, tổ chức rà soát, đánh giá hiến pháp năm 2015 trong cả nước, bước đầu hoàn thành dự thảo hiến pháp sửa đổi, đã 7 lần tổ chức tuyên truyền, phổ biến các các luật và văn bản pháp luật, tiến hành đánh giá việc thực hiện 4 luật về văn hóa – xã hội như: Luật Giáo dục, Luật Kiểm soát đồ uống có cồn, Luật Lao động và Luật Biển hiệu, đã xem xét thông qua các vấn đề cơ bản quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ 7 với 8 chủ đề lớn và 20 nghị quyết của Quốc hội đã được thông qua; Kỳ họp thường kỳ lần thứ 8 có 15 chủ đề lớn và sẽ thông qua 22 nghị quyết của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp định kỳ hàng tháng 15 lần và xem xét 138 nội dung, ban hành 137 nghị quyết của Quốc hội. Về công tác giám sát, kiểm tra, có tổng cộng 60 hoạt động giám sát được thực hiện ở cấp trung ương và địa phương, tiếp nhận 1.603 kiến nghị qua đường dây nóng, trong kỳ họp thứ 7 đã nghe giải trình của 12 bộ phận với 45 câu chất vấn, tại Kỳ họp thứ 8 nghe giải trình của 18 bộ phận.
Đối với vấn đề xem xét hoạt động công tác của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao: Trong suốt thời gian qua, cả hai tổ chức đều chú trọng đến xây dựng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trong đó có công tác đào tạo chuyên môn đối với thẩm phán, viên chức… mặc dù kế hoạch công tác đã có sự cải thiện đáng kể nhưng nhận thấy quá trình tố tụng còn chậm trễ, vượt quá thời hạn pháp luật quy định, việc xem xét, đánh giá chứng cứ, thu thập thông tin, việc phán xét chưa đảm bảo nguyên tắc tố tụng, một số trường hợp chưa đảm bảo chất lượng.
Về công tác Viện Kiểm sát Nhân dân: Vấn đề thực hiện vai trò, quyền, nghĩa vụ của Viện Kiểm sát Nhân dân trong công tác giám sát chưa thật sự chặt chẽ, nhất là việc giám sát việc sử dụng pháp luật của Chính phủ; việc thực thi pháp luật của cơ quan điều tra, việc thực hiện quyết định của Tòa án…, quá trình tố tụng trong một số vụ án chưa toàn diện, đầy đủ và khó khăn. Đại biểu quốc hội, Chính phủ cũng có một số đề xuất, biện pháp giải quyết hoạt động của cả hai tổ chức, đặc biệt, coi công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho thẩm phán, kiểm sát viên là ưu tiên hàng đầu, trong đó lựa chọn nội dung, chủ đề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, tăng cường tính nghiêm túc trong việc tiến hành xử lý các vụ án theo pháp luật, như: Luật Tố tụng dân sự, tố tụng hình sự phải bảo đảm nguyên tắc tố tụng toàn diện, đầy đủ, công bằng và bảo đảm tố tụng đúng pháp luật, minh bạch, nhanh chóng và có chất lượng tốt hơn, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm tố tụng một cách có hệ thống, hài hòa, thống nhất về vai trò; Chính phủ giúp xem xét các điều kiện cần thiết cho việc đi lại, đặc biệt là trang bị, phương tiện phục vụ, cũng như bố trí ngân sách để Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân có thể hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình vào năm 2025 và hoàn thành các mục tiêu như mong đợi.
Tổng hợp