Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 9 và 9 tháng 2020 như sau:
1. Tháng 9/2020 đạt 89.485.110 USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó,
– Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 54.100.089 USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Mặt hàng giữ được đà tăng và tăng mạnh: Dây điện và cáp điện tăng 163,2% (tháng trước tăng 121,7% ); Sản phẩm từ sắt thép tăng 194,6% (tháng trước tăng 4,3%); Giấy và sản phẩm từ giấy 124% (tháng trước tăng 44%); Sản phẩm từ hóa chất tăng 91,4% (tháng trước tăng 23,1%); Sản phẩm gốm sứ 67,1% (tháng trước 90,9%); Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 20,6% (tháng trước tăng nhẹ 3,5%); Hàng hóa khác tăng 11,3% (tháng trước 11,9%).
Mặt hàng tăng trở lại sau nhiều tháng giảm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng ấn tượng 204,7% (tháng trước giảm -9,8%); Hàng dệt may tăng 80,3% (sau 6 tháng giảm liên tiếp từ tháng 3); Phân bón tăng 37,3% (sau 4 tháng giảm liên tiếp từ tháng 5); Sắt thép các loại tăng 11,7% (sau 2 tháng giảm); Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc tăng nhẹ 4,8% (sau 7 tháng giảm liên tiếp từ tháng 2).
Các mặt hàng quay đầu giảm: Rau quả giảm mạnh -78,1% (sau khi tăng gần như liên tục từ đầu năm); Gỗ và sản phẩm gỗ giảm trở lại -16,8% (giảm suốt từ đầu năm, mới quay đầu tăng trong tháng 8); Kim loại thường khác và sản phẩm giảm nhẹ -0,8% (sau nhiều tháng tăng mạnh)
Các mặt hàng khác tiếp tục giảm: Cà phê -45,7% (tháng trước -76,9%); Clanke và xi măng -76,4% (tháng trước -81,2%); Sản phẩm từ chất dẻo giảm -35,7% (tháng trước giảm -17,6%); Xăng dầu giảm -74,2% (giảm suốt từ đầu năm 2019 đến nay)
– Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 35.385.021 USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ.
Mặt hàng giữ đà tăng: Quặng và khoáng sản tăng 76,1% (tháng trước tăng 144,4%; Cao su tăng 76,2% (tháng trước 41,8%);
Mặt hàng quay đầu tăng mạnh sau 4 tháng giảm liên tiếp: Rau quả tăng mạnh 190,1%; Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 80,7%.
Kim loại thường khác đã nhập khẩu trở lại sau 3 tháng liên tiếp không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu nhưng giảm mạnh -82,4% so với cùng kỳ.
Mặt hàng tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm chậm lại: Phân bón các loại giảm -2,5% (tháng trước -27,2%); Hàng hóa khác tiếp tục giảm nhẹ -7,3% (tháng trước -29,2%).
2. Tổng kết kim ngạch 9 tháng đạt 738.837.758 USD, giảm -10,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 422.163.187 USD giảm -16,4%; nhập khẩu đạt 316.674.571 USD giảm nhẹ -2%
– Về các mặt hàng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch và ghi nhận tăng là: mặt hàng sản phẩm từ sắt thép đạt gần 35,9 triệu USD tăng 32%; Rau quả đạt gần 33,7 triệu USD tăng 14,7%; Máy móc thiết bị và phụ tùng đạt gần 31 triệu USD tăng 10,6% (do tăng rất mạnh trong tháng 9)
Các mặt hàng vẫn giữ được đà tăng: Giấy và sản phẩm từ giấy tăng 124,4% đạt hơn 11,7 triệu USD; Dây điện và cáp điện tăng 61,3% đạt gần 7,85 triệu USD; Kim loại thường và sản phẩm khác tăng 73% đạt hơn 4,4 triệu USD; Sản phẩm gốm sứ tăng 43,8% đạt 7,6 triệu USD; Sản phẩm từ hóa chất tăng 27% đạt gần 4,7 triệu USD.
Sản phẩm từ chất dẻo tiếp tục giảm nhẹ -6% đạt gần 8,7 triệu USD do tháng 9 tiếp tục giảm với mức giảm tăng lên.
Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn tiếp tục duy trì đà giảm: Xăng dầu giảm -69,3% đạt gần 16,9 triệu USD (giảm suốt từ đầu năm 2019 đến nay); Gỗ và sản phẩm gỗ giảm -47,4% đạt gần 21,3 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng giảm -26,9% đạt gần 31 triệu USD; Sắt thép các loại giảm -15,9% đạt hơn 55 triệu USD.
– Về các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch quặng và khoáng sản khác tăng 15,7% đạt hơn 20,7 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng nhẹ 2,6% đạt hơn 36,4 triệu USD do tăng khá mạnh trong tháng 9; Hàng hóa khác tăng nhẹ 1,4% đạt hơn 146,6 triệu USD.
Kim loại thường khác đã nhập khẩu trở lại trong tháng 9, nhưng 3 tháng liên tục không có kim ngạch nhập khẩu nên so cùng kỳ giảm -30,7% đạt hơn 940.000 USD.
Mặt hàng cao su mặc dù tăng trong hai tháng 8 và 9 với mức tăng khá ấn tượng nhưng tổng kết 9 tháng vẫn giảm nhẹ -6,7% đạt hơn 70,3 triệu USD; Phân bón giảm -10,9% đạt gần 35,8 triệu USD.
Như vậy, tốc độ giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đã chậm lại (mức giảm -10,8% (8 tháng giảm -13%; 7 tháng giảm -14,5%) do kim ngạch cả hai chiều Việt Nam-Lào tháng 9 đã biến chuyển rõ rệt. Nếu tháng 8 kim ngạch xuất khẩu giảm -1,6% so với cùng kỳ, thì tháng 9 đã đổi chiều tăng nhẹ 1,8%. Kim ngạch ghi nhận tháng 9 đã cho thấy tín hiệu tốt, xu hướng khả quan cho việc thực hiện kim ngạch cả năm sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được Việt Nam kìm chế và kiểm soát tốt, phía Lào không phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, kim ngạch tháng 10 có thể không đạt được mức tăng như đà tăng của tháng 9 do lũ lụt ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam có thể sẽ gây gián đoạn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Thương vụ Việt Nam tại Lào/Đại sứ quán Việt Nam tại Lào