Bộ trưởng Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào Linkham Suangsavan, báo cáo về dự thảo tầm nhìn đến năm 2040, kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển đất nông nghiệp đến năm 2030 tại Kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội Lào khóa IX cho biết: Định hướng, tầm nhìn, mục tiêu và lợi ích của dự thảo tầm nhìn đến năm 2040 và kế hoạch chiến lược, phát triển đất nông nghiệp đến năm 2030 quy định: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng đất nông nghiệp hiện đại theo hướng xanh và bền vững.
Để có thể thực hiện được theo tầm nhìn chiến lược trên, Bộ trưởng Linkham Suangsavan cho rằng cần xác định 6 mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới như sau:
1) Hoàn thành khảo sát, phân loại và lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo kế hoạch tổng thể quy hoạch đất đai quốc gia đã quy định ở cấp vĩ mô và vi mô. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 2 triệu ha, chiếm 44%; đất trồng cây lâu năm hoặc cây ngắn ngày 1 triệu ha, chiếm 22%; đất trồng cây ăn quả hoặc cây dài ngày 0,8 triệu ha, chiếm 18%; đất trồng cỏ chăn nuôi 0,7 ha, chiếm 16%. Và xây dựng các bản đồ liên quan đến đất nông nghiệp tương ứng với từng mức độ, như bản đồ đất đai, bản đồ sử dụng đất nông nghiệp, bản đồ phù hợp với đất trồng cây, bản đồ phân khu đất nông nghiệp và khu sản xuất gắn với chế biến.
2) Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và chặt chẽ, đồng thời xây dựng dữ liệu thông tin đất nông nghiệp và phổ biến thông tin rộng rãi.
3) Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên gia cấp trung ương và địa phương về: Luật pháp và các văn bản dưới luật liên quan đến Bộ Nông – Lâm nghiệp; kỹ năng khảo sát lập kế hoạch sử dụng đất đai; sản xuất phân và cải tạo đất; sản xuất cây giống và trồng lúa, ngô, sắn, cao su, cây ăn quả, rau…; sản xuất các mặt hàng nông sản sạch và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường hiệu quả công tác quản lý và phát triển đất nông nghiệp.
4) Quan tâm đẩy mạnh phát triển ngành quản lý đất nông nghiệp, như củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng hạ tầng cơ sở, kỹ thuật vững mạnh, hiện đại, có thể thực hiện đạt mục tiêu đồng thời có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế.
5) Xây dựng hệ thống dữ liệu đất nông nghiệp chặt chẽ, nhanh chóng, hiện đại, có thể đáp ứng tốt cho người có nhu cầu sử dụng thông tin về đất đai, sinh viên, nhà đầu tư và người nông dân.
6) Người sử dụng đất nông nghiệp có thông tin, mô hình phát triển đất phù hợp, có thể làm cho việc sử dụng trở nên hiệu quả hơn bằng cách tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng trong sử dụng tài nguyên nước vào hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường nhiều hơn.
Tổng hợp