Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, doanh nghiệp Việt ở Lào không chỉ có sứ mệnh kinh doanh hiệu quả, mà còn cần hỗ trợ vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước.
Dùng hình ảnh trong câu nói “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, Thủ tướng Phạm Minh Chính ví von với quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Tuy vậy, ông đặt câu hỏi tại sao hợp tác về kinh tế và đầu tư của 2 nước chưa tương xứng với quan hệ chính trị và ngoại giao.
Vì vậy, tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam – Lào tổ chức sáng 12/1 tại Vientiane, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn 2 chính phủ cùng hành động nhiều hơn nữa, cùng giải quyết những vấn đề vướng mắc, đưa quan hệ kinh tế hai nước ngày càng phát triển.
Quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ ngoại giao
“Trước chúng ta chung chiến hào, giờ chúng ta không thể thiếu được nhau. Hợp tác Lào và Việt Nam là yêu cầu khách quan, chúng ta không thể bỏ nhau được. Vấn đề là cùng nhau làm thế nào để ra của cải vật chất, xây dựng 2 nước ấm no, hạnh phúc”, ông chia sẻ.
Thủ tướng cho biết ông rất xúc động khi chứng kiến không khí ấm cúng của hàng trăm doanh nghiệp 2 nước có mặt ở hội nghị xúc tiến đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn mang đến các gian hàng trưng bày sản phẩm của mình như Thaco Agri, Vinacomin, LaoViet Bank, Unitel, Tập đoàn Cao su Việt Nam…
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ 2 nước đang rất tốt đẹp, nhưng quan hệ kinh tế chưa tương xứng.
Năm 2022, dù kim ngạch thương mại hai chiều ước tính tăng 20% so với năm 2021, số tuyệt đối chỉ đạt 1,63 tỷ USD. Con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng lợi thế của 2 nước. Con số này cũng chỉ chiếm khoảng chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có 238 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Lào, tổng vốn đăng ký khoảng 5,34 tỷ USD.
Quan hệ kinh tế chưa tương xứng là tại Chính phủ hay tại doanh nghiệp? Chúng ta phải trả lời câu hỏi này chứ không ai trả lời thay được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng nhắc lại việc Bộ Chính trị đã cho chủ trương hợp tác phát triển kinh tế sâu rộng hơn nữa. Vì vậy, Chính phủ hai nước cũng phải đổi mới tư tưởng, suy nghĩ, thay đổi về mặt hành động.
Chính phủ 2 nước phải hợp tác hoàn thiện thể chế sao cho ổn định để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Ông nhấn mạnh giữ được ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền để không chỉ nhà đầu tư từ Việt Nam và Lào, mà còn từ các nước khác yên tâm.
“Ổn định chính trị mà không ổn định chính sách thì không ai dám đầu tư. Môi trường đầu tư không thuận lợi, thông thoáng, không phù hợp thì không ai dám đầu tư. Với ngành nghề khuyến khích thì phải có chính sách khuyến khích. Chính phủ hai nước phải cùng nhau làm những điều này”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói.
Lào muốn “mở barrier” chào đón các doanh nghiệp Việt Nam
Thủ tướng cũng nhắc lại việc cải thiện hạ tầng cứng và mềm như đã trao đổi ở các cuộc gặp song phương với người đứng đầu Chính phủ Lào. Hai nước sẽ đầu tư nhiều vào xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông, Internet… Điều này giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, khiến hàng hóa hai nước ngày càng cạnh tranh.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Lào phải kinh doanh đúng pháp luật, tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh, góp phần cùng Chính phủ Lào và Việt Nam hoàn thiện thể chế.
Ông cho rằng ngoài sứ mệnh tìm kiếm lợi nhuận một cách chính đáng, doanh nghiệp Việt Nam còn sứ mệnh nữa là vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam – Lào.
“Không chỉ nhiệm vụ kinh tế và lợi nhuận đơn thuần, doanh nghiệp Việt Nam còn phải góp phần ổn định chính trị của Lào, nâng cao đời sống nhân dân Lào, hỗ trợ an sinh xã hội, làm tình hữu nghị ngày càng thắm thiết, chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần. Phải hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp”, ông nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhấn mạnh nước này mong muốn “mở barrier” các rào chắn để chào đón doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư tại Lào.
Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh Lào kiên định công khai minh bạch; hoạt động của cán bộ công chức Nhà nước phải chuyên nghiệp; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn của VIệt Nam vào những ngành mà Lào có tiềm năng.
Lào khuyến khích đầu tư vào các ngành như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, công nghệ cao, vận chuyển, logistics…
Người đứng đầu Chính phủ Lào cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, và cơ quan hữu quan nước này tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, giải quyết vấn đề phát sinh kịp thời, nhất là thương mại song phương.
Ông cũng nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xây dựng nền kinh tế bổ trợ cho nhau. Nếu sản phẩm nào của Lào chưa được chế biến sâu sẽ ưu tiên xuất khẩu sang Việt Nam, Việt Nam có thể chế biến sâu và xuất sang một nước thứ ba.
Nước này cũng sẽ ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để rút ngắn đi lại với Việt Nam, tạo điều kiện cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển. Nước này đang xúc tiến làm các tuyến cao tốc phía Bắc và phía Nam của Lào.
Theo Zingnews
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, doanh nghiệp Việt ở Lào không chỉ có sứ mệnh kinh doanh hiệu quả, mà còn cần hỗ trợ vun đắp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước.
Dùng hình ảnh trong câu nói “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, Thủ tướng Phạm Minh Chính ví von với quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Tuy vậy, ông đặt câu hỏi tại sao hợp tác về kinh tế và đầu tư của 2 nước chưa tương xứng với quan hệ chính trị và ngoại giao.
Vì vậy, tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam – Lào tổ chức sáng 12/1 tại Vientiane, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn 2 chính phủ cùng hành động nhiều hơn nữa, cùng giải quyết những vấn đề vướng mắc, đưa quan hệ kinh tế hai nước ngày càng phát triển.
Quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ ngoại giao
“Trước chúng ta chung chiến hào, giờ chúng ta không thể thiếu được nhau. Hợp tác Lào và Việt Nam là yêu cầu khách quan, chúng ta không thể bỏ nhau được. Vấn đề là cùng nhau làm thế nào để ra của cải vật chất, xây dựng 2 nước ấm no, hạnh phúc”, ông chia sẻ.
Thủ tướng cho biết ông rất xúc động khi chứng kiến không khí ấm cúng của hàng trăm doanh nghiệp 2 nước có mặt ở hội nghị xúc tiến đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn mang đến các gian hàng trưng bày sản phẩm của mình như Thaco Agri, Vinacomin, LaoViet Bank, Unitel, Tập đoàn Cao su Việt Nam…
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ 2 nước đang rất tốt đẹp, nhưng quan hệ kinh tế chưa tương xứng.
Năm 2022, dù kim ngạch thương mại hai chiều ước tính tăng 20% so với năm 2021, số tuyệt đối chỉ đạt 1,63 tỷ USD. Con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng lợi thế của 2 nước. Con số này cũng chỉ chiếm khoảng chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có 238 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Lào, tổng vốn đăng ký khoảng 5,34 tỷ USD.
Quan hệ kinh tế chưa tương xứng là tại Chính phủ hay tại doanh nghiệp? Chúng ta phải trả lời câu hỏi này chứ không ai trả lời thay được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng nhắc lại việc Bộ Chính trị đã cho chủ trương hợp tác phát triển kinh tế sâu rộng hơn nữa. Vì vậy, Chính phủ hai nước cũng phải đổi mới tư tưởng, suy nghĩ, thay đổi về mặt hành động.
Chính phủ 2 nước phải hợp tác hoàn thiện thể chế sao cho ổn định để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Ông nhấn mạnh giữ được ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền để không chỉ nhà đầu tư từ Việt Nam và Lào, mà còn từ các nước khác yên tâm.
“Ổn định chính trị mà không ổn định chính sách thì không ai dám đầu tư. Môi trường đầu tư không thuận lợi, thông thoáng, không phù hợp thì không ai dám đầu tư. Với ngành nghề khuyến khích thì phải có chính sách khuyến khích. Chính phủ hai nước phải cùng nhau làm những điều này”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói.
Lào muốn “mở barrier” chào đón các doanh nghiệp Việt Nam
Thủ tướng cũng nhắc lại việc cải thiện hạ tầng cứng và mềm như đã trao đổi ở các cuộc gặp song phương với người đứng đầu Chính phủ Lào. Hai nước sẽ đầu tư nhiều vào xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông, Internet… Điều này giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, khiến hàng hóa hai nước ngày càng cạnh tranh.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Lào phải kinh doanh đúng pháp luật, tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh, góp phần cùng Chính phủ Lào và Việt Nam hoàn thiện thể chế.
Ông cho rằng ngoài sứ mệnh tìm kiếm lợi nhuận một cách chính đáng, doanh nghiệp Việt Nam còn sứ mệnh nữa là vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam – Lào.
“Không chỉ nhiệm vụ kinh tế và lợi nhuận đơn thuần, doanh nghiệp Việt Nam còn phải góp phần ổn định chính trị của Lào, nâng cao đời sống nhân dân Lào, hỗ trợ an sinh xã hội, làm tình hữu nghị ngày càng thắm thiết, chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần. Phải hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp”, ông nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhấn mạnh nước này mong muốn “mở barrier” các rào chắn để chào đón doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư tại Lào.
Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh Lào kiên định công khai minh bạch; hoạt động của cán bộ công chức Nhà nước phải chuyên nghiệp; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn của VIệt Nam vào những ngành mà Lào có tiềm năng.
Lào khuyến khích đầu tư vào các ngành như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, công nghệ cao, vận chuyển, logistics…
Người đứng đầu Chính phủ Lào cho biết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, và cơ quan hữu quan nước này tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, giải quyết vấn đề phát sinh kịp thời, nhất là thương mại song phương.
Ông cũng nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xây dựng nền kinh tế bổ trợ cho nhau. Nếu sản phẩm nào của Lào chưa được chế biến sâu sẽ ưu tiên xuất khẩu sang Việt Nam, Việt Nam có thể chế biến sâu và xuất sang một nước thứ ba.
Nước này cũng sẽ ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để rút ngắn đi lại với Việt Nam, tạo điều kiện cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển. Nước này đang xúc tiến làm các tuyến cao tốc phía Bắc và phía Nam của Lào.
Theo Zingnews