Bộ công thương Số 065/BCT
Thủ đô viêng chăn ngày 12/6/2019
HƯỚNG DẪN
Về việc giải quyết vấn đề người nước ngoài
hoạt động kinh doanh trái pháp luật tại Lào
– Căn cứ vào Nghị định Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Bộ Công thương số 230/TT, ngày 24 tháng/7/2017;
– Căn cứ vào Chỉ thị của TTCP về việc tạo điều kiện cho việc hợp tác trong đăng ký và cho phép người nước ngoài hoạt động tạm thời số 62/TTCP, 13/8/2015;
– Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị bàn bạc tiếp tục giải quyết vấn đề người nước ngoài hoạt động trái pháp luật Lào vào ngày 7-8/1/2019.
Nhằm thống nhất quan điểm trên toàn nước và có thể tổ chức thực hiện hiệu quả vấn đề người nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Lào đúng quy định, đặc biệt là tổ chức thực hiện theo Chỉ thị của TTCP về việc tạo điều kiện trong việc hợp tác đăng ký và cấp giấy phép hoạt động tạm thời cho người lao động nước ngoài số 62/TT, ngày 13/8/2015 và theo Nghị quyết Hội nghị bàn bạc tiếp tục giải quyết vấn đề người nước ngoài hoạt động trái pháp luật Lào vào ngày 7-8/1/2019 đã giao cho ngành Công thương là đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề người lao động nước ngoài đăng ký và đã cấp10.208 giấy phép hoạt động tạm thời hay người đầu tư buôn bán, sửa chữa, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ khách sạn và các loại hình khác mâu thuẫn với luật pháp và quy định của lào, đặc biệt là các nghề kinh doanh ưu tiên cho người dân Lào, bản sửa đổi/Điểm 02-2015 của Bộ Công thương.
Bộ trưởng bộ Công thương ban hành Hướng dẫn này:
- Việc tiến hành kinh doanh của người nước hoạt động kinh doanh tại Lào
Lào tạo mọi điều kiện và môi trường cho việc thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, tuy nhiên đồng thời phải được quy định trong chủ trương chính sách của Lào, nhằm bảo vệ vệ người đầu tư trong nước qua quy định loại hình kinh doanh, cho phép nhà đầu tư nuóc ngoài có thể đầu tư thôgn qua điều kiện và quy định một số loại hình kinh doanh cấm người nước ngoài, Luật doanh nghiệp 46/26/12/2013, cụ thể như sau:
- Loài hình kinh doanh người nước ngoài có thể tiến hành nhưng có điều kiện
Loại hình kinh doanh mà người nước ngoài có thể tiến hành nhưng có điều kiện hay gọi là loại hình kinh doanh có điều kiện đối với người nước ngoài là loại hình kinh doanh Chính phủ Lào không cấm người nước ngoài kinh doanh như trên nhưng có điều kiện giới hạn như: Quy định đăng ký đầu tư hay hay vốn đầu tư cao nhất hoặc thấp nhất; cần góp vốn với người kinh oanh trong nước và quy định phần trăm đầu tư cao nhất. Ngoài ra còn có các điều kiện khác theo quy định của từng ngành.
Loại hình kinh doanh người nước ngoài có thể đầu tư nhưng có điều kiện trong khuôn khổ thương mại được quy định trong Thông tư 1327/BCT của Bộ trưởng Bộ công thương, ban hành ngày 13/7/2015, Thông tư trên quy định: Ngành, loại hình kinh doanh, vốn đăng ký và tỷ lệ góp vốn của người nước ngoài như; một số loại hình kinh doanh quy định vốn đăng ký thấp nhât và có thể nắm tỷ lệ vốn cao nhất là bao nhiêu; một số loại hình kinh doanh quy định lĩnh vực đăng ký có thể nắm được số cổ phần cao nhất là bao nhiêu và có vốn đăng ký từ bao nhiêu trở lên, có thể nắm cổ phần 100%.
Ngoài ra Thông tư số 1327/BCT, ngày 13/7/2015 về doanh mục loại hình kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài (bản sửa đổi /điểm Ngo 02/2015) còn có điều khoản quy định điều kiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như: đối với loại hình bán buôn bán lẻ; đối với trung tâm thương mại và bách hóa. Hai điểm trên trên được quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các loại hình bán buôn bán lẻ, trung tâm thương mại và bách hóa.
- Loại hình kinh doanh bị cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Loại hình kinh doanh bị cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài là loại hình kinh doanh ưu tiên đối cho người dân Lào, là các loại hình kinh doanh quan trọng và thiết yếu đối với nhân dân Lào, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cải thiện đời sống và loại hình kinh doanh không cần thiết phải ứng dụng chuyên môn, công nghệ cao và không cần vốn đầu tư cao.
Loại hình kinh doanh ưu tiên cho lao động Lào được quy định trong Thông tư 1328/BCT của Bộ Công thương , ký ngành 13/7/2018. Thông tư này quy định: Lĩnh vực, loại hình kinh doanh ưu tiên/(bảo vệ) cho người Lào và đơn vị đảm trách theo mục Kho 02/2015, doanh mục loại hình kinh doanh ưu tiên người dân Lào (bản sửa đổi).
Ngoài ra loại hình kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành kinh doanh có điều kiện và loại hình kinh doanh nhà đầu tư nước ngoài bị cấm, theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2, I La Mã của Hướng dẫn này, loại hình kinh doanh khác có thể đầu tư 100% vón nhưng phải tuân thủ theo quy định pháp luật của Lào trong từng giai đoạn.
- Việc nhà đầu tư nước ngoài tiến hành kinh doanh trái pháp luật quy định của Lào.
Việc nhà đầu tư nước ngoài tiến hành kinh doanh trái quy định pháp luật của Lào nghĩa là nhà đầu tư nước ngoàitiến hành kinh doanh không được phép, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, vi phạm giấy phép đăng kí kinh doanh, thực hiện không đúng điều kiện kinh danh (đối với loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư nhưng có điều kiện hoặc ) hoặc tiến hành loại hình kinh doanh người đầu tư nước ngoài bị cấm, tiến hành kinh doanh không đúng quy định và pháp luật của Chính phủ Lào ban hành.
- Phương pháp tổ chức thực hiện.
Việc tiến hành kinh doanh của người đầu tư nước ngoài không đúng quy định pháp luật của Lào được quy định tại mục II la mã Thông tư này cần được giải quyết nhanh chóng theo Chỉ thị 62/TT của TTCP ban hành ngày 13/8/2015 và Nghị quyết Hội nghị bàn bạc tiếp tục giải quyết vấn đề người nước ngoài hoạt động trái pháp luật Lào vào ngày 7-8/1/2019, đặc biệt Ngành Công thương được giao thực hiện như sau:
- Giao các Sở Công thương tỉnh, Thủ đô phân công đơn vị chuyên trách kiểm tra thương mại, đơn vị chuyên trách đăng ký đầu tư kinh doanh phối hợp với văn Phòng kiểm tra thương mại, đăng ký đầu tư kinh doanh cấp huyện , thành phố tiến hành kiêm tra người nước ngoài tiến hành kinh doanh sản xuất, buôn bán, dịch vụ theo dữ liệu Ngành Lao động và phúc lợi xã hội, ngành An ninh tổng kết vừa qua tại tỉnh, thủ đô của mình nhằm kiểm tra chi tiết rõ ràng lại thông qua các biện pháp sau:
- Phạt 10.000.000 Kip (mười triệu kíp) và dừng hoạt động kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh không đăng ký kinh doanh hay không có giấy phép kinh doanh theo quy định tại điểm 0044/BCT…, ngày 18/1/2019 về việc chứng nhận hoạt động kinh doanh thương mại phải có giấy phép kinh doanh. Đồng thời lập biên bản, hướng dẫn đăng kí kinh doanh và xin phép tiếnhành kinh doanh theo quy định liên quan trong 90 ngày, sau khi có đầy đủ giấy phép kinh doanh và giấy phép liên quan mới có thể hoạt động, nếu trong vòng 90 ngày vẫn không đăng ký kinh doanh phạt thêm 10.000.000 kip (mười triệu kíp) và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, đồng thời gửi thông tin chi tiết cho Ngành lao động và phúc lợi xã hội, ngành an ninh để áp dụng biện pháp gửi trả đối tượng liên quan về nước sở tại.
- Giáo dục và phạt 3.000.000 kip (ba triệu kip) đối với đơn vị kinh doanh không đúng mục đích (ngành nghề đăng ký), đồng thời lập biên bản hướng dẫn thực hiện đúng mục đích, nếu cần hoạt động ngoài ngoài mục đích đã cấp phép cần phải sửa đổi giấy phép kinh doanh hoặc xin phép tiến hành kinh doanh theo điều khoản/thông tư số 0023/BCT của Bộ trưởng Bộ công thương ngày 09/01/2019 mới được tiến hành hoạt động kinh doanh, nếu không giải quyết chấn chỉnh sẽ bị phạt thêm 5.000.000 kip (năm triệu kíp) và ບຸບເລີກຖາວອນ đồng thời gửi thông tin chi tiết đến ngành Lao động và phúc lợi xã hội, ngành an ninh để áp dụng biện pháp gửi trả đối tượng liên quan về nước sở tại.
- Áp dụng biện pháp tương tự với biện pháp 1.1 mục III của Hướng dẫn này đối với trường hợp sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác.
- Áp dụng biện pháp tương tự với biện pháp 1.2 mục III của Hướng dẫn này trường hợp hoạt động kinh doanh không đúng điều kiện đối với loại hình kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với trường hợp tiến hành các hoạt động kinh doanh bị cấm đề nghị lập biên bản, gửi thông tin chi tiết đến Ngành Lao động và phúc lợi xã hội, Ngành an ninh để áp dụng biện pháp gửi trả đối tượng liên quan về nước sở tại.
- Đối với người cho người nước ngoài thuê địa kiểm kinh doanh không được cấp phép yêu cầu có biện pháp kỉ luật và thi hành án đúng quy định pháp luật được nêu trong điểm O Chỉ thị số 62/TTCP của TTCP về việc tạo điều kiện cho việc hợp tác trong đăng ký và cho phép người nước ngoài hoạt động tạm thời, 13/8/2015.
- Yêu cầu Sở Công thương Thủ đô, các tỉnh trên cả nước khẩn trương phối hợp với Văn phòng Công thương thành phố, huyện kiểm tra, thu thập thông tin đồng thời áp dụng các biện pháp theo Hướng dẫn này, triển khai hoàn thành và gửi báo cáo cho Cục thương mại trong nước, trong 135 ngày kể từ ngành ban hành Hướng dẫn này nhằm tổng hợp thông tin trên cả nước báo cáo Chính phủ và đề xuất các đơn vị liên quan cùng nhau phối hợp giải quyết.
- Giao Cục thương mại trong nước (Cục Mậu dịch nội địa) triển khai phổ biến, hướng dẫn Hướng dẫn này cho các Sở công thương Thủ đô, Tỉnh trên cả nước nắm rõ và chỉ đạo tổ chức thực hiện thành công theo thời gian quy định tại điểm 2 mục III Hướng dẫn này.
- Hướng dẫn này có hiệu lược sau khi ký và in thông tri chính phủ 15 ngày.
Bộ trưởng
Đã ký
Khemmany Phonsena
Nguồn từ bạn đọc Tạp chí Lào Việt