Dân số ở Lào tăng từ 6,7 triệu người năm 2015 lên 7,68 triệu người vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 8,3 triệu người vào năm 2030, tức là tăng gần 1 triệu người trong vòng 7 năm.
Dân số ở Lào sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2069. Dự kiến dân số trong độ tuổi lao động chiếm 66,5% tổng dân số vào năm 2030 và đạt tỷ lệ tối đa 69% vào năm 2050.
Tỷ lệ tử vong bà mẹ ở Lào giảm 78,7% từ năm 2000 – 2020, trở thành một trong những nước trên thế giới có tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm nhanh nhất. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi sinh sản (15 – 49 tuổi) tăng từ 42% năm 2012 lên 54,1% năm 2017.
Do có những cải thiện về sức khỏe và vệ sinh công cộng, tuổi thọ trung bình của người dân Lào đã tăng từ 55 tuổi vào năm 1994, năm ICPD được thông qua, lên 68,5 tuổi vào năm 2020. Trong 5 năm qua, những nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng, sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ và đầu tư vào việc ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ đã giúp giảm đáng kể việc chấp nhận/dung túng bạo lực gia đình ở Lào.
Hiện Lào đang trong quá trình chuyển đổi về mặt dân số, tỷ lệ sinh giảm liên tục ở mức 2,3 trên một phụ nữ và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng là những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi lớn về mặt dân số này.
Hiện nay, Lào có gần một nửa dân số dưới 25 tuổi; do vậy cần đầu tư vào phát triển năng lực dân số dài hạn, bao gồm giáo dục, việc làm, nâng cao năng lực trình độ để nhận ra những lợi ích về mặt dân số trong giai đoạn “sự bùng nổ của giới trẻ”. Vì vậy, đầu tư cho thanh niên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Lào.
Dữ liệu từ cuộc khảo sát Chỉ số xã hội Lào cho thấy:
- Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực. Giáo dục đóng một vai trò rấ quan trọng đối với vấn đề này, khảo sát cho thấy các bé gái không được đi học có tỷ lệ sinh cao gấp 8 lần so với những bé gái có trình độ học vấn cao hơn.
- Cứ 3 phụ nữ trong độ tuổi 20 – 24 thì có 1 người kết hôn trước 18 tuổi \
- Chỉ có khoảng 18% tự đưa ra quyết định về việc sử dụng biện pháp tránh thai và chỉ 45% có thể tự đưa ra quyết định về chăm sóc sức khỏe (mục tiêu SDG 5.6.1).
Tổng hợp