• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Tham khảo

Những điều cần biết về nghi thức buộc chỉ cổ tay của Lào

27/06/2022
in Tham khảo, Văn hóa - Xã hội

Khi đến với đất nước Lào, du khách chắc chắn sẽ hiếu kỳ về tục buộc chỉ cổ tay của người dân xứ sở Triệu voi này.

Đi đến nơi nào du khách cũng thường nhìn thấy trên cổ tay của người dân Lào có một hay nhiều vòng chỉ đủ màu sắc gợi cảm, lạ mắt. Điều này sẽ khiến mọi người nảy sinh ngay rất, rất nhiều câu hỏi trong suy nghĩ: Chỉ cổ tay có phải là bùa không? Buộc chỉ cổ tay để làm gì? Khi nào buộc chỉ cổ tay? Cổ tay buộc chỉ rồi thì đến bao giờ được tháo ra?,….

Mặc dù có nhiều nghi vấn trong ý nghĩ như thế nhưng khi đã đặt chân đến đất nước này du khách đều muốn được tham dự nghi lễ buộc chỉ cổ tay và thèm được thưởng thức cảm giác mới lạ: Cổ tay được buộc chỉ sẽ thế nào!.

Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn) là phong tục tập quán tâm linh gắn với đời sống của người dân Lào từ lâu đời; trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của cả dân tộc; với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

Du khách đến đất nước Lào có nên buộc chỉ cổ tay không?

Nên buộc chỉ cổ tay! Câu trả lời ngắn gọn này xuất phát từ nhiều lí do.

Cô Sesavanh Menvilay giảng viên trường Đại học Champasak cho biết: Khi đến với đất nước Lào, mọi người nên sắp xếp thời gian sớm nhất để được đến chùa (chùa càng lớn càng tốt) thắp hương trình với thần linh và cầu nguyện thần linh phù hộ những ngày du ngoạn được may mắn, bình yên. Nếu có sư thầy chứng kiến tại đó nên nhờ sư thầy buộc chỉ cô tay tạo niềm tin vững chắc an lành, thuận lợi cho chuyến đi trên đất nước Lào. Cổ tay du khách được buộc chỉ làm tăng thêm sự tôn trọng, tín ngưỡng, hoà đồng, thân thiện với người dân.

Lễ buộc chỉ cổ tay của người Lào được chuẩn bị rất chu đáo. Gia chủ sẽ làm một mâm lễ (gọi là mâm Khoẳn) gồm: rượu, hoa, trứng, gà, xôi nếp, nước và chỉ trắng trang trí thành một hình tháp và trên đỉnh sẽ cắm một cây nến vàng. Bắt đầu vào buổi lễ, bên mâm Khoẳn, tất cả những người tham dự sẽ ngồi xung quanh, người chủ lễ sẽ ngồi đối diện với những người nhận lễ. Chủ lễ sẽ châm cây nến trên đỉnh của mâm Khoẳn và khấn vái. Những người xung quanh, tay trái cầm sợi chỉ, tay phải chạm nhẹ vào mâm. Những người ngồi xa, không với tới mâm thì vẫn chắp tay trái trước ngực, tay phải chạm nhẹ vào khuỷu tay của người ngồi phía trước để truyền lời nguyện tới tất cả các thành viên tham dự và tăng thêm sự gắn kết, tình đoàn kết giữa các thành viên dự lễ. – Cô Sesavanh cho biết thêm.

 

Buộc chỉ cổ tay chúc phúc trong ngày cưới

Khi nào thì làm lễ buộc chỉ cổ tay?

Buộc chỉ cổ tay không phải là bùa chú gì cả. Lễ buộc chỉ cổ tay là để tạ ơn, ăn mừng và cầu phúc trong những dịp như: Tết Bunpimay, lễ mừng thọ, mừng thi đỗ đạt, mừng nhà mới, khai trương, lễ cưới, sinh nhật, lễ buộc cổ tay cũng được tổ chức trang trọng để tạ ơn được phục hồi sức khoẻ sau những cơn bệnh nặng, hiểm nghèo hay tiễn người đi làm ăn xa xứ, đón người đi làm xa về,… Có thể buộc kèm theo tiền đểcô Anong Lak giảng viên trường Đại học Champasak chia sẻ.

Lễ buộc chỉ cổ tay mừng sau khi hết bệnh

Nếu buộc chỉ cổ tay ở nhà thì những dây chỉ ấy phải được thỉnh từ chùa. Những vị sư trong chùa phải thắt những sợi chỉ ấy rất công phu. Mỗi dây chỉ một màu cũng có khi một dây chỉ được trang trí nhiều màu. Những dây chỉ được các nhà sư gửi gắm những lời chúc phúc vào đó một cách cẩn trọng, tôn nghiêm khi khấn nguyện trình trước thần linh, đức phật. Tuỳ theo sở thích của gia chủ mà chọn lựa, thỉnh những dây chỉ màu sắc nào về gia đình mình.

Những dây chỉ buộc cổ tay

Khi buộc chỉ cổ tay cần lưu ý những gì?

Anh Somvichith Xaymonty, chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Champasak bộc bạch: Khi có ý tưởng muốn được buộc chỉ cổ tay cho mình hoặc cho người khác, trước hết phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, trang trọng.

Khi thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay, cả người buộc lẫn người được buộc phải nghiêm trang, thành khẩn và nói những lời chuẩn mực tự đáy lòng. Mỗi ý trong lời nói ra phải vui vẻ, tốt đẹp và được thắt một gúc thật chặt sau khi nói xong. Mỗi dây chỉ buộc vào cổ tay phải đủ 3 gúc. Số lượng dây chỉ buộc cổ tay không quy định giới hạn. Vì đây là loại chỉ ít thấm nước và rất mau khô nên không khó chịu.

Buộc chỉ cổ tay chúc sức khoẻ

Tuy nhiên khi buộc xong nếu không quen, cảm thấy vướng víu thì sau 3 ngày có thể tháo ra. Nên tháo ra từng nuột, không nên cắt. Sau khi tháo ra hãy để những sợi chỉ ấy vào những nơi có thể cất giữ được lâu (hơn 1 tháng là có thể bỏ luôn được) để những điều tốt lành luôn theo bên mình. Chẳng hạn: để vào ví tiền, vào túi xách, tủ, hay cột vào xe cá nhân,… anh Somvichith thổ lộ.

Lễ buộc chỉ cổ tay ngày nay là tục lệ phổ biến gần gũi, thân thiện không thể thiếu trên đất nước Lào. Nét đẹp văn hóa truyền thống này đã thật sự mang đến những tình cảm nồng ấm, niềm tin và nguồn động viên rất lớn về mặt tinh thần đối với người Lào trong cuộc sống, lao động sản xuất.

Theo NSƯT Tô Ngọc Sơn

Tags: buộc chỉ cổ taytruyền thốngvăn hóa

Bài viết liên quan

VOV đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền của Lào

30/07/2022

Ngày hội giao lưu “Thắm tình hữu nghị – Hướng tới tương lai” vùng biên giới Việt Nam – Lào

24/05/2022

Ngành viễn thông Lào phát triển ổn định

20/05/2022

10 món ngon có tiếng của Lào

08/05/2022

Tổ chức giải bóng đá giao hữu giữa 4 tỉnh Hội Người Việt Nam tại Nam Lào chào mừng ngày 30/4 và 1/5

03/05/2022

Báo Lào: Tình đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam là di sản vô giá

26/04/2022
Next Post

Chặn đứng thủ đoạn tinh vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Top những nhà hàng tại Viêng Chăn được du khách ưa chuộng nhất
  • Hạt đậu Lào và công dụng thực sự có thể hút được các loại độc tố?
  • Công an thủ đô Viêng Chăn ra quy định, năm mới cấm nổ pháo, cấm ngồi thùng xe
  • Cứ 10 vụ án được tòa thụ lý tại Lào thì 9 vụ là ly hôn
  • Các điều cần chuẩn bị khi đón tết Lào Bunpimay để được một năm mới sung túc
  • Chùa đá gần 2000 năm tuổi thu hút Phật tử và du khách đến Savannakhet
  • Cẩm nang du lịch cố đô Luongphabang
  • Sắc xuân vùng biên giới
  • Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào
  • Phát huy giá trị di sản thiên nhiên liên biên giới Việt – Lào

Bài viết liên quan

  • Ảnh: Bắt đầu Lễ hội Bun Khao Phansa 2021 tại Lào
  • Lễ hội Khao Padapdin và đua thuyền truyền thống đặc sắc tại Lào
  • Bẫy cá Li, khi di sản văn hóa của ngư dân Siphandone là vật cản trở dự án thủy điện Don Sahong?
  • Trăm mâm cỗ, nghìn con gà trong lễ cúng thần giữ bản tại thủ đô Viêng Chăn
  • VOV đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền của Lào

Lào đạt tiến bộ trong giải quyết khó khăn kinh tế tài chính

15/08/2022

Quảng Bình – Khăm Muộn tăng cường hợp tác phụ nữ

15/08/2022

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt siêu tốc Malaysia – Thái Lan – Lào chính thức vận hành vào tháng 10 năm nay

15/08/2022

Khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Đoàn Thanh niên Lào khóa 27 tại Hà Nội

15/08/2022

Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào

15/08/2022

Trưởng ban Tổ chức trung ương thị sát Dự án xây dựng Tỉnh lị Phong Saly

14/08/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.