… Mới được một ngày để bàn bạc với Chăn-đi và Lê Văn về kế hoạch điều chỉnh bố sung trận địa, tôi phải về ngay Quân khu để gặp Tư lệnh Phun-xi-pa-xớt theo dõi việc điều quân của phái Hữu cánh đông nam. Tin kỹ thuật báo: “GM13 đã lên hướng Phu Xao”. Tôi thông báo ngay cho Danh chuyên gia Tiểu đoàn 2; đề nghị anh Chum củng cố trận địa Phu Pha Pheo. Sẵn sàng đón đánh GM13.
Tiểu đoàn 24, Tiểu đoàn 500 đều được báo động để chặn địch ở hướng Phu Xao. Nắm chắc đơn vị phía nam, tôi báo cho Lê Văn biết việc địch sắp đánh hướng đông nam.
Lúc này du kích Mường Phàn đã nổ súng đánh Phu Xao ra Ta Khẹt. Tiểu đoàn 500 đã nổ súng vào một toán phỉ khi chúng tiến vào Thong Phăn. Chỉ một ngày sau khi nhận được điện, Tiểu đoàn 2 chưa kịp bố trí thì một đại đội của 21BI-GM13 đã lên chiếm Phu Pha Pheo. Thế trận giành giật quyết liệt diễn ra liên tục năm ngày. Ban ngày GM13 đánh chiếm thì tối Tiểu đoàn 2 lạn phản kích; cũng có ngày phải phản kích hai, ba trận. Quân khu dự kiến sau ba ngày quân dự bị của ta sẽ đến tăng cường để cùng Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 24 phản kích nhưng không kịp. Chiên đấu kéo dài, ba Đại đội 15, 16, 19 của Tiểu đoàn 2 đã thấm mệt vì mỗi đại đội phải tập kích ba, bốn trận để giành lại Phu Pha Pheo mà phi cơ địch lại đánh trụi mấy rừng thông ở hướng Mường Phàn. Trung đội AM và súng 12,8 của tiểu đoàn đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay thứ ba.
Tác giả: Thiếu tướng Nguyễn Bình Sơn – trưởng đoàn CHQS giúp Quân khu Xiêng Khoảng (Lào) KCCM – báo QĐND 25/10/2003
Đánh chiếm Mường Phàn không được, viên đại tá Khăm-phết, chỉ huy trưởng GM13 cho quân chuyển lên hướng Phu Huột để vào thị xã Xiêng Khoảng nhưng không qua được chốt của Tiểu đoàn 24. Trời mấy hôm đó lại sương mù dày đặc nên quân ta đỡ bị máy bay bắn phá mà địch cũng bị trở ngại trong tiếp tế liên lạc.
Xi-phon, Phó tư lệnh Quân khu cùng đoàn phó Hồ Đệ và chuyên gia tác chiến Lưu Đức Tài đã xuống đôn đốc Tiểu đoàn 1 cùng Đại đội 2 Tiểu đoàn 51 tăng cường cho mặt trận. Nhờ trời sương mù và rét đậm nên đã 9 giờ sáng mà bọn chỉ huy GM13 đóng trên đồn Bản Piàng, vẫn nằm bó trong các chăn lông ngỗng có khóa kéo như đống xác chết. Đại đội 2 Tiểu đoàn 51, mũi chủ công vào sát 50 mét mới nhìn rõ địch. Hai tên lính gác nhìn tháy ta, định nổ súng nhưng không kịp. B40, AK và lựu đạn đồng loạt nổ chụp xuống đầu địch. Cả Khăm-phết, cả cơ quan chủ huy GM13 của anh ta bị chếp bẹp vì mắc trong chăn không kịp chui ra. Có tên bị bắt trói lúc còn nằm trong chăn. Gần sáu trăm tên bỏ mạng tại trận.
Trang bìa cuốn sách Những cánh đồng Chum của tác giả Nguyễn Bình Sơn
Tàn quân tiểu đoàn 21, 22BI chạy về Thông Phăn, bị Tiểu đoàn 2 truy kích và Tiểu đoàn 500 phục sẵn đón đánh, diệt và bắt hơn 30 tên. Tiểu đoàn 13BI không còn chỉ huy, bị Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 24 đuổi chạy lên Phu Xao tan tác mỗi đứa một ngả. Hai ngày liền Xi-phon dùng máy HT.1 điều trực thăng địch, bay loạn xạ; hết bay thấp định tiếp đất lại phải vụt lên bay sang chỗ khác. Những tên sống sót của GM13 tan tác trong rừng.
Nửa tháng sau, bộ tổng tham mưu địch ở Viên Chăn cử người ra Pắc San rồi Tha Thơm định thu quân khôi phục lại GM13 nhưng quân lính đã trốn về nhà, chả thu được mống nào. Thế là GM13 một thời gây bao tội ác ở đất Xiêng Khoảng đã bị xóa sổ từ tháng 12 năm 1965.
Thời gian này, chuyên qua Quân khu phải đi xuống đốc chiến, giúp việc ở nhà chỉ còn Xảo tác chiến, Hoàng trưởng ban cơ yếu mà công việc vẫn chạy đều, khẩn trương, hiệu suất như một phòng tham mưu thực thụ.
Chủ tịch CCB Mường Phu Cút: Bun mi Đuông Thông La (thứ 3 phải qua) – Kể cho các CCB QTN Việt Nam nghe về các trận đánh bảo vệ cao điểm Phu Cút của bộ đội PhathetLao những năm KCCM (Phu-Cút, ngày 23/12/2019)
Ngồi trong sở chỉ huy, tôi thấy lòng thanh thản khi nghĩ mình đã nhiều lần hỉ huy đơn vị đánh tiêu diệt đại đội, nhưng tiểu đoàn, trung đoàn thì chỉ đánh tan, lần này mới thật chắc là xóa sổ trung đoàn. Nó thì bám Xiêng Khoảng, mình thì bám nó từ năm 1962, đã ba năm rồi, thế là xong cái nợ GM13.
*****
Tạm yên được hướng Phu Cút và hướng đông nam, tôi mời Lê Văn về để hội báo công việc. Lê Văn được phân công về Hà Nội báo cáo. Hồ Đệ, Cao Ngôn, Thịnh và tôi thường trực cơ quan, đặc trách hướng Phu Cút. Tôi phải quay về lên đường số 6 làm chức trách Tư lệnh tình nguyện, kiểm tra việc bố trí và hoạt động của Tiểu đoàn 924 cùng lực lượng công binh, cao xạ trên đường số 6, đường số 7. Trước khi đi chúng tôi đã bàn bạc rất kỹ và nhấn mạnh phải đề phòng hướng Phu Cút. Cũng vì lo Phu Cút, Quân khu bạn chỉ đồng ý cho tôi đi một tuần. Quân Coong-le chỉ mới thương vong chưa đến 400 trong ba đợt tiến công vừa qua, chúng còn khả năng đánh nữa.
Tập thể hạ quyết tâm xong là tôi đi ngay. Xuống Bản Ban làm việc xong với trung đoàn công binh trong đêm, hôm sau đoàn cuốc bộ lên đường số 6 đến làm việc với tiểu đoàn bộ binh ở Bản Thà. Chương trình làm việc bị đứt đoạn vì bốn năm tối T28 thay nhau đến đánh hang Bản Thà. Ngày thứ hai đoàn đi tiếp lên Pa Ca, Na Tinh, Na Mon, rồi trèo lên Xoi Voi xác định điểm chủ yếu phải giữ để bảo vệ đường số 6. Ngày thứ tư, đoàn từ Xoi Voi trở lại Na Tinh theo thung lũng ruộng bậc thang. Đêm ấy, tuy sáng trăng nhưng đường đầy cỏ dại. Đã 20 giờ, bụng đói, chúng tôi cứ phải vặt lá dâu non ăn với muốn thịt đựng ống. Kiểu ăn này không phải chỉ đỡ đói mà lại còn rất ngon, một loại thuốc bổ. Đến được Na Tinh đã 21 giờ, vì mệt nên mỗi người chỉ húp vài bát cháo trắng, không thiết ăn cơm sau đó lăn ra ngủ. Tôi nằm giữa Khuyên công binh và đồng chí công vụ.
Sau một giấc ngủ dài, vì mệt mỏi, tôi mơ một giấc mơ lạ lùng và khủng khiếp. Bất thần nghe một tiếng nổ inh tai. Như một phản xạ tự nhiên, tôi vùng dậy và hét to:
– Pháo Phu Cút!
Mọi người tỉnh dậy nhận đúng là tiếng pháo Phu Cút. Thế là cuộc tiến công thứ tư của quân Coong-le đã bắt đầu. Chiến sĩ nhận lệnh nấu cho mỗi đoàn viên hai nắm cơm đủ ăn ngày hôm sau. Cán bộ họp bàn kế hoạch bảo vệ đường số 6, đường số 7 phòng cuộc chiến đấu hướng Phu Cút kéo dài và có thể xảy ra tình huống xấu.
Chưa đến năm giờ sáng, đoàn cán bộ đã lặng lẽ lên đường. Đoàn đi liên tục suốt ngày, bỏ qua Bản Thà về hang Na Long, nơi đoàn bộ đoàn công binh đang ở.
Làm việc với trung đoàn công binh, tôi dặn dò anh em cần kết hợp với du kích, Tiểu đoàn 924, cùng cao xạ đánh máy bay và đề phòng phỉ ra lấn chiếm cắt đường, phá xe tiếp tế, Khoảng 22 giờ chúng tôi lên xe về Khăn Khay. 6 giờ sáng xe tôi đến Bản Tài thì thấy Cao Viết Thịnh cùng liên lạc từ đoàn bộ cao xạ ra. Về sở chỉ huy, chúng tôi tổ chức một cuộc hội báo chớp nhoáng để Ngôn, Tài báo cáo tình hình và bàn biện pháp bổ sung cho Phu Cút.
Tài báo cáo: sau khi điều thêm một tiểu đoàn Văng Viêng tăng cường cho ba GM bị tiêu hao các đợt trước, địch đã tiến công áp vào sườn Phu Cút, Phu Xưa. Tiểu đoàn 13 của ta bị tiêu hao ngay ngày đầu vì địch dùng súng M79 bắn tỉa. Tiểu đoàn 1 được lệnh vượt sông phản kích vào sau lưng địch ở sườn đông nam Phu Cút, nhưng đêm thứ nhất không gặp địch. Ngày thứ hai, đã vượt sông Nậm Ngừm tiến chiếm bản Na Hi, đanh vào trận địa pháo và chiếm ngã ba Phiêng Luông. Máy bay địch ném bom na-pan đốt cháy đồng cỏ làm bén cháy cả các tuyết đột và dây điện thoại.
Hỏi về ý kiến giải quyết mới, Ngôn và Tài còn đang suy nghĩ. Nhưng Thịnh đã nhanh nhảu nói: tôi thấy địch có đánh được nhưng ta phải bình tĩnh phân tích hết chỗ yếu của địch và tin vào sự dũng cảm khắc phục của bộ đội bạn để chiến thắng. Chịu không được, tôi phản ứng luôn: – Thôi thôi, kiểu lãnh đạo chung chung của anh, hãy xếp lại Tôi cần được các anh giúp ý kiến đánh thế nào? Để địch lọt vào trận địa rồi, phải đánh thế nào đây?
Cuộc hội báo trở nên căng thẳng. Đối phó với M79 bắn tỉa, tôi điện cho Đàm giúp bạn dùng bù nhìn thu hút cho M79 lộ mục tiêu để ta dùng trung liên và B40 tiêu diệt. Làm dúng hai lần như vậy cánh quân bám chân mỏm 1 phải rút chạy. Mỗi ngày địch cho từ 150 đến 200 lần chiếc máy bay đánh phá. Chúng thả bom phá chưa gây thương vong nhiều nhưng sức ép làm một số chiến sĩ ho ra máu. Quân số Tiểu đoàn 13 từ 250 chỉ còn không đầy 50 chiến sĩ cơ động chiến đấu.
Được tin địch tiến công, anh Hoàng Văn Thái điện sang hỏi: Vì sao địch mới đánh hai ngày mà đã tiến sâu như vậy? Mặt trận đang khó khăn gì cần Bộ giúp đỡ. Tôi báo cáo: lần này máy bay địch tăng cường đến 200 lần chiếc ngày. Bom na-pan đốt cháy đồng cỏ, phá hết đường dây điện thoại. Chúng tôi chỉ còn quan sát từ xa, nghe tiếng nổ để phán đoán và nhờ đài 15W là chính. Xin bổ sung 20.000 mét dây điện thoại, 3.000 viên đạn cao xạ 37; đạn pháo 85 và đạn cối 120 mỗi loại 200 viên. Điện đi được một đêm thì trưa hôm sau, anh Hoàng Văn Thái trả lời: “Ngày mai dây điện thoại lên đường. Cho đón ở Noỏng Phết để đưa thẳng tới Phu Cút. Đạn lên sau”.
Đúng hai ngày sau, chiếc xe con chở đại tá Thế Hùng cùng 20.000 mét dây điện thoại có mặt. Đồng chí Thế Hùng nói: anh Thái Lắc đầu bảo: “Mặt trận phòng ngự hiện đại mà chỉ dùng tai đoán chừng rồi chờ 15W thì chỉ huy thế nào được! Phải giải quyết ngay dây điện thoại cho anh em trong khi bạn chưa có”. Thế là Thế Hùng được động viên chuyển dây điện thoại và lên kiểm tra mặt trận Phu Cút. Tác phong của anh Thái là như thế đấy! Thế Hùng và tôi đi ngay trong đêm. Trên đường đi Phu Cút, xe đi đèn gầm cứ lâu lâu lại phải dừng vì: “Anh cho em gửi giỏ trứng lên Phu Cút”. Một đoạn lại “Con cho bố gửi giỏ cam lên Phu Cút”. Đoạn sau thì “Con cho mẹ gửi giỏ rau và mấy ống chẻo lên Phu Cút”. Đoạn tiếp lại “Các anh cho hội phụ nữ Bản Leo gửi mấy thùng bánh chưng lên Phu Cút”.
Anh Thế Hùng thấy quá lạ lùng và sung sướng. Đồng chí liên lạc của đoàn phải ép mình vào một góc để đủ chỗ xếp quà. Tôi nói nhỏ với Thế Hùng: sức mạnh giữ vững Phu Cút là ở đây đấy!
Thế Hùng tiếp: cảnh tượng trên đường này càng làm cho tôi thấy say mê những con người Cánh Đồng Chum. Lần này về kể lại, các Thủ trưởng Bộ chắc khoái lắm.
Xe lên Phu Cút, có được 20.000 mét dây điện thoại, Xa-mán, Chăn-đi và Tô Đông Bích quá đỗi sung sướng. Còn việc địch thọc nhanh, Chăn – đi nói: – Một phần do ta xử trí tung quân phản kích vội vã mà nắm địch lại không chắc. Bây giờ địch đã thọc vào quá sâu, ta lại mất liên lạc với Tiểu đoàn 1 cơ động. Giải đáp nỗi lo lắng của Chăn-đi, tôi nói: – Tôi đã điều Tiểu đoàn 51 tình nguyện bám đội hình quân địch vào Xiêng Khoảng. Đề nghị các anh cho lực lượng Tiểu đoàn 13 và pháo kìm chân chúng. Chậm lắm tới ngày mai Tiểu đoàn 51 sẽ diệt cánh này. Bàn xong, anh Thế Hùng ở lại cùng Tô Đông Bích, tôi phải quay về Quân khu để gặp Tư lệnh Phun và đại tá Đươn bàn kế hoạch lật cánh đánh phía nam và Xa-mán và Chăn-đi đã đề nghị: Cuộc họp với tư lệnh Phun và đại tá Đươn có Hồ Đệ, Cao Ngôn cùng dự. Tôi báo cáo tình hình cụ thể hai ngày ở hướng Phu Cút rồi trình bày những ý kiến đã bàn ở Phu Cút: hiện tại lực lượng Coong-le đang tập trung chủ yếu lên hướng Phu Cút, Phu Xưa, Song Hạc. Giữ Mường Xủi chỉ còn một tiểu đoàn. Bởi vậy lúc này ta chỉ nên đnhs kiềm chế hướng bắc. Trước mắt nên tập trung diệt cánh thọc sâu Phiên Luông. Còn Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 15 nên mạnh dạn lật cánh phối hợp với pháo binh tập kích vào tung thâm Mường Xủi buộc địch phải xoay lại đội hình. Kế hoạch được thông qua và chuyển lệnh bằng điện đến Khăm-chăn, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 cùng Xi-von, tiểu đoàn trưởng 15. Khăm-chăn dùng ĐKZ bắn vào tung thâm Mường Xủi. Tiểu đoàn 1 tập kích một đại đội của 8BI cùng hai điểm của phỉ, đánh chiếm Phu Đức, nam Mường Xủi. Tiểu đoàn 15 tập kích một điểm ở Bản Sai, nam Bản Khai, sau đó lại tập kích một điểm cao phía nam điểm cao 1.313. Coong-le hoảng phải rút thêm một tiểu đoàn bộ binh về bảo vệ Mường Xủi. Tốc độ cánh bắc có chậm lại. Tiếp đó, Tiểu đoàn 51 diệt được đại đội địch vượt sông ở bản Na Hy, Phiêng Luông, phá được cánh vu hồi uy hiếp Phu Cút.
Khuyết điểm của chỉ đạo chiến dịch phòng ngự ở đây là không mạnh dạn tập trung thêm quân về cánh nam để đánh cắt vào trận địa pháo Nậm Xoong và sở chỉ huy cùng sân bay ở quân Thái ở Bản Khai. Nếu ta đánh kiềm chế cánh bắc của địch rồi tập trung phản kích đánh tiêu diệt một bộ phận quan trọng vào phía sau cánh nam thì có thể làm vỡ đội hình của địch. Thiếu đòn hiểm nên địch cứ bám, ta phải diệt dần từng bộ phận. Coong-le cho một đại đội mò ra Phu Đức bị Tiểu đoàn 1 tiêu diệt tiếp. Tiểu đoàn 13 diệt tiếp một đại đội của GM80 ở Na Kho, GM801 mò lên sân bay trực thăng Phu xuống định từ đó đánh chiếm lại Phu Xủng, nhưng bị Tiểu đoàn 7 tình nguyện diệt và đánh tan. Bí nhất là máy bay địch tập trung quyết liệt cố giành giật mỏm 1. Công tác Đảng – công tác chính trị của tiểu đoàn 13 là chuẩn bị tư tưởng cho nhiều thê đội lần lượt thay nhau lên giữ chốt. Chiến sĩ Tiểu đoàn 13 quả quyết tuyên bố: “Lên chốt tôi có thể hy sinh nhưng nhất định Tiểu đoàn 13 không để mất Phu Cút”. Hai trận địa pháo, một trận địa xe tăng lưu động được bố trí thường trực đánh chặn bộ binh địch, hỗ trợ cho bộ binh giữ chốt. Có lúc gần như là pháo binh phải gánh trách nhiệm giữ chốt thay cho bộ binh. Mặt trận được Xa-mán chỉ đạo giải quyết mọi nhu cầu thuốc men, đường sữa, trứng gà và quả tươi để lập một trạm điều dưỡng tại chỗ, có đủ hầm hào an toàn cho các chiến sĩ Phu Cút thay nhau đến nghỉ ngơi điều trị.
Chiến dịch kéo dài hết tháng 2 năm 1966. Quân Coong-le bị loại đến con số 800, lực lượng còn lại đành lui về tuyến cũ để củng cố. Chiến sĩ Phu Cút sau một thời gian chiến đấu căng thẳng mệt mỏi bắt đầu được nghỉ ngơi. Mặt trận vui mừng đón đoàn xiếc Trung Quốc đến biểu diễn động viên. Bộ đội tổ chức thay phiên nhau đi xem. Ngày thứ nhất yên tĩnh. Trời lúc này còn rét nhưng nắng trưa thì thật ấm. Các chiến sĩ cảnh giới thay nhau kẻ gác, người ngủ, người đi hái quả, lấy lá chua nấu canh. Chiến trường có vẻ như yên bình, chỉ có chiếc L19 vè vè một đôi vòng. 9 giờ ngày xem xiếc thứ hai, phát hiện quân ta canh gác trễ nải, địch cho một đại đội của 8BI bí mật bó lên chiếm mỏm 2, mỏm 3 Phu Cút. Từ 10 giờ trưa cho đến tối, pháo binh và phản lực Mỹ thay nhau ném bom, chung quanh điểm cao, nhất là trên tuyến Nậm Ngừm, cắt đường dây liên lạc của Phu Cút về phía sau. Sở chỉ huy mặt trận hỏi tiểu đoàn, tiểu đoàn loay hoay mãi vì điện thoại bị đứt. Chỉ có tổ bốn người trên mỏm 1 là giữ nguyên…
(còn nữa)
(Lược trích: “Những ngày ở Cánh Đồng Chum” của Thiếu tướng Nguyễn Bình Sơn)