• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Chính trị - Ngoại giao

Coi sinh viên Lào như con em mình

02/01/2021
in Chính trị - Ngoại giao, Ký ức người lính Việt Lào

Tỉnh Hải Dương kết nghĩa với Tỉnh Viên Chăn Lào, từ nhiều năm nay 2 tỉnh đã tổ chức phối kết hợp về đào tạo nguồn nhân lực cho nhau. Theo đó cứ mỗi đợt Hải Dương nhận 10 – 15 sinh viên Viên Chăn sang học. Những dịp tựu trường, hay bế giảng và các kỳ lễ tết của hai nước Ban liên lạc cựu Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự tỉnh Hải Dương (QTN) luôn phối hợp chặt chẽ với Hội Hữu nghị, các cơ quan chức năng của tỉnh cùng nhà trường tổ chức đón tiếp, tiễn đưa, giao lưu chung vui tạo nên bầu không khí thân tình và ấm áp. Ban tổ chức dành tặng nhiều phần quà cho sinh viên. Những trường hợp sinh viên ốm đau được chăm sóc chu đáo. Riêng năm 2017 tiếp nhận 01 đợt 12 cháu.

Ban liên lạc QTN đề xuất sẽ giao cho các gia đình CCB QTN đỡ đầu các cháu. Ý tưởng này được lãnh đạo Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng đồng tình. Số gia đình QTN nhận đăng ký đỡ đầu rất đông nhưng chỉ giao cho 6 gia đình, mỗi nhà 2 cháu. Trong 12 cháu thì có 8 nữ, 4 nam, 2 cháu là cán bộ văn hóa tỉnh Viên Chăn, còn lại 10 cháu đều là học sinh vừa hết phổ thông lứa tuổi 18, 19. Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào làm trung tâm điều phối tổ chức hội nghị gồm các nhà trường, các gia đình và sinh viên ký “bản ghi nhớ” qui định trách nhiệm từng bên về quản lý, giáo dục, quan hệ, v.v…

Bình thường các cháu ở ký túc xá, vào các ngày lễ, tết của 2 nước Việt – Lào, ngày thứ 7, chủ nhật được nghỉ học thì các cháu về nhà bố mẹ nuôi sinh hoạt. Lúc đầu có rất nhiều khó khăn, các cháu đều ở tuổi còn rất trẻ chưa xa nhà bao giờ, nhớ bố mẹ, quê hương, cuộc sống sinh viên còn nhiều thiếu thốn bỡ ngỡ. BLLQTN xây dựng một quỹ nhỏ để mua bổ sung những vật dụng cần thiết tặng cho các cháu. Đạc biệt các gia đình bố mẹ nuôi chăm lo rất chu đáo như cho quạt điện, xe đạp, cho tiền để mua xe điện, có cháu gái bị bệnh phải vào bệnh viên mổ. Những ngày điều trị mẹ nuôi túc trực 4, 5 ngày đêm liền ở Bệnh viên để chăm sóc con.

Ở các vùng quê có đặc sản gì thì gửi lên cho mùa nào thứ ấy, dần dần các cháu thành thạo tiếng Việt, quen dần nếp sinh hoạt đi lại tự nhiên như con cháu trong nhà. Một số khu dân cư mời các cháu đến dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, giao lưu văn nghệ, ăn liên hoan tại khu dân cư bố mẹ nuôi. Đặc biệt các cháu được mời dự 1 đám cưới con trai đồng chí Lê Văn Hạnh – CCB QTN. Các cháu đã làm cho hàng trăm quan khách vô cùng hào hứng và ngạc nhiên đến bất ngờ bởi trang phục ăn mặc, hát múa những làn điệu dân ca đặc trưng Lào. Ban giám hiệu nhà trường và chúng tôi đều thấy rõ, đây là một mô hình rất độc đáo, quản lý sinh viên tốt, học tiếng nhanh, am hiểu đồng cảm văn hóa Việt, tiếp thu kiến thức chuyên môn tốt, an toàn. Đặc biệt là góp phần xây dựng kết nối vun đắp tình cảm Việt – Lào bền chặt hơn núi hơn sông.

Sinh viên Lào tốt nghiệp tại Việt Nam

Năm 2019 nhân kỷ niệm 70 năm QTN VN (30/10 – 1949/2019), khi đoàn CCB QTN chúng tôi đến viếng khu di tích lịch sử tại nghĩa trang Bản Kơn và trao tặng quà cho Tỉnh Viên Chăn, chúng tôi mang theo quà tặng cho các gia đình. Các cháu cũng đã điện thoại về báo cho gia đình, bố mẹ các cháu đều ở tỉnh Viên Chăn, nhà tôi cũng có 2 cháu. Hôm đó bố mẹ cháu đã ra đón chúng tôi, mọi người cứ ôm lấy chúng tôi, cảm động lắm. Tặng quà cho tỉnh xong, chúng tôi tặng quà cho các gia đình, các gia đình cũng có quà cho chúng tôi và nhờ gửi quà về Việt Nam cho các bố mẹ muôi của con mình, có nhà mời chúng tôi thịt bò nướng, cơm lam, xôi thập cẩm, và những món đặc sản Lào, v.v…. Anh Bun Sỏn Phó Tỉnh trưởng mời chúng tôi uống rượu Sâm của nhà anh ngâm.

Cách đây ít ngày, buổi tối ngày 02/12 vừa rồi. Nhân kỷ niệm 45 năm Quốc khánh Lào (2/12 – 1975/2020) và 100 năm ngày sinh đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn (13/12 – 1920/2020), Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào và BLL QTN đã tổ chức gặp mặt các sinh viên Lào. Đây là một hoạt động thường lệ khi có những sự kiện của hai nước diễn ra. Năm nay do dịch Covid – 19 cho nên tổ chức hạn chế, một số đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đến chung vui động viên các cháu. Mỗi dịp như vậy các cháu lại biểu diễn những điệu Lăm vông truyền thống Lào bằng cả lời Việt cho mọi người cùng thưởng thức. Cảm đông và chứng kiến sự trưởng thành của các cháu sinh viên Lào vừa múa vừa hát những lời ca về Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Hà Nội Viên Chăn, Cô gái Sầm Nưa… một số đại biểu đến vui liên hoan rất phấn khích và cảm động nên đã tặng thêm quà bằng tiền mặt đưa trực tiếp cho các con sinh viên Lào ngay sau khi các cháu biểu diễn xong. Nghĩa cử đó càng làm cho buổi giao lưu thêm ấm áp tình Việt Lào. Thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng cách tổ chức trên để góp phần tham gia bồi dưỡng giáo cho thế hệ trẻ, thế hệ giữ lửa của tình hữu nghị Việt Lào mãi đơm hoa kết trái.

Đào Hạng: Phó CT Hội HH VN – Lào Hải Dương, Trưởng ban LLQTN HD (Nguyên cán bộ QTN Trung đoàn 866 mặt trận thượng Lào)

Tags: ký ức người línhsinh viên lào

Bài viết liên quan

Trường ĐH Cửu Long trao bằng thạc sĩ và cử nhân cho lưu học sinh Lào

27/03/2022

Thung lũng Long Chẹng, có một người như thế…

09/01/2022

Chuyện hi hữu ở Nọng Ping

04/01/2022

Trao tặng xe lăn cho thương, bệnh binh quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào

30/10/2021

Bài ca người anh hùng trên mặt trận Đường 9 – Nam Lào

18/09/2021

Vài kỷ niệm về mấy trận chiến đấu đầu tiên trong đời trên chiến trường Lào (Phần tiếp theo)

05/07/2021
Next Post

Huyện ở Savannakhet chi trả trợ cấp cán bộ thông qua Umoney

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Vài kỷ niệm về mấy trận chiến đấu đầu tiên trong đời trên chiến trường Lào (Phần tiếp theo)
  • Vài kỷ niệm về mấy trận chiến đầu tiên trong đời trên chiến trường Lào (Phần 1)
  • Sư đoàn 324 – Những ngày đầu đánh phỉ giúp bạn Lào
  • Sư đoàn 324 – Những ngày đầu đánh phỉ giúp bạn Lào
  • Anh Ký, chị Chom
  • Đêm Bôn La
  • Kỷ vật linh thiêng
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào trong ký ức của con trai Trung tướng Phạm Hồng Sơn
  • Mẹ Liềm – Bà mẹ Bản Hôm
  • Giao lưu Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào ở các tỉnh phía Bắc

Bài viết liên quan

  • Trường ĐH Cửu Long trao bằng thạc sĩ và cử nhân cho lưu học sinh Lào
  • Thung lũng Long Chẹng, có một người như thế…
  • Chuyện hi hữu ở Nọng Ping
  • Trao tặng xe lăn cho thương, bệnh binh quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào
  • Bài ca người anh hùng trên mặt trận Đường 9 – Nam Lào

Việt Nam – Lào – Campuchia tăng cường hợp tác lĩnh vực tòa án

10/08/2022

Chính phủ Lào đồng ý giảm thuế đối với dầu diesel

10/08/2022

Lào dự báo ảnh hưởng bão Mulan trong tuần này

10/08/2022

Trung Quốc chính thức khai trương trường quốc tế Quý Đình tại Lào

10/08/2022

Salavan sẵn sàng sơ tán người dân trước nguy cơ thiên tai

10/08/2022

Trạm biến áp Pakmong 2 cung cấp điện năng cho dự án Đường sắt Lào – Trung Quốc

10/08/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.