Đầu tháng 4/1945, sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Chính Phủ Lào Độc lập và gần 2 vạn người Lào và Việt Kiều rút qua Sông Mê Kông, một đơn vị Liên quân Lào-Việt gần 30 nguời gặp Hoàng thân Phetxarath và Đoàn tùy tùng đang chuẩn bị qua sông. Hoàng thân ra lệnh cho đơn vị đến đóng quân taị Huyện Toulakhôm nhằm giúp đỡ những người dân muốn rút qua sông sang Mường Lơi, đất Thailand. Hoàng thân nói: đã có một số sĩ quan và binh sĩ đầu hầng Pháp. Đó là những kẻ phản bội. Phải cảnh giác với chúng.
Cán bộ chỉ huy phía Lào có Ông Mừn Sổm Vichit (sau này là UVBCT Đảng Nhân dân cách mang Lào) Khăm Phăn và Thao Bông, phía Việt Nam có Ông Phạm Hữu Khóa, sau này là Phó văn Phòng Ban đối ngoại Trung ương Đảng (1970-1974), đến đóng quân tại Bản Nậm Tòn.
Ở Nậm Tòn chừng 2 tháng , Ông Mừn và Khóa chưa nối được liên lạc với Chính phủ Lào độc lập và Ban chỉ huy Liên quân Lào-Việt. Tuy được nhân dân ủng hộ, cung cấp thông tin và lương thực, nhưng lực lượng quá yếu, một số anh em Lào quê ở Vientiane có biểu hiện dao động, trả súng và xin về nhà. Chỉ huy phó là Thao Bông hoang mang bỏ chạy.
Thấy tình hình trên Ông Khóa đề nghị tạm rút sang Thailand. Ta nên dựa vào Việt Kiều và Lào Kiều, củng cố lực lượng và xin chỉ thị của Chính Phủ Lào. ” Rút chỉ là tạm thời thôi”.
Ông Mừn không chịu. Ông nói : Chính Phủ rút , ta cũng lại rút!. Hiện nay quân Pháp đang tuyên truyền : Liên quân Lào-Việt hoang mang bỏ chạy! Anh em Việt rút thì cứ rút, chúng tôi là người Lào, đây là đất nước Lào, ở đâu cũng có dân, có gạo, có cá, đa số dân ở đây vẫn theo ta. Do Ông Khóa đã nhận chỉ thị, nên vẫn cố thuyết phục Ông Mừn. Ông Mừn phản ứng rất mạnh và nói :
– Anh Khóa ! Thôi, đừng nói nữa “Mến khị cáy” (Nói thối cứt gà lắm!). Không nghe được – Một câu tục ngữ của Lào). Từ nay không thể hợp tác với các Ông!.
Ông Khóa nhìn Ông Mừn, cười : Anh Mừn nói bậy nhá!. Hai người vẫn găng nhau.
Sau một thời gian , thấy Thao Bông vốn là một trí thức yêu nước nhưng giao động trước khó khăn, cùng một số anh em Lào quay về Vientiane, đã nhắn lời thanh minh : Vì lo cho gia đình chứ không phải về làm tay sai.
Biết Ông Mừn không đồng tình , nhưng chỉ còn trên 10 người, ở lại mà không có liên lạc, không có tiếp tế, chưa có phương hướng hoạt động, sẽ rất khó khăn. Ông Khóa vẫn quyết định quay về Thị Trấn Tha Bò, Thailand báo cáo cho Ông Vũ Hữu Bỉnh, Ủy viên thường vụ Xứ Ủy Xiêm, Chỉ huy trưởng Bộ đội Việt Kiều vừa từ Khu IV sang, đã nắm rõ chủ trương của cấp trên..
Ông Bỉnh từ Khu IV sang, đến Chiến Khu Nậm Muồi, Tỉnh Oudon thấy toàn là nam nữ thanh niên từ Viêng Chăn sang, Ông nói với anh em Việt đang luyện tập: Dù có một số anh em Lào chạy theo Pháp, nhưng đại đa số nhân dân Vientiane yêu nước nồng nàn, họ mong Liên quân Lào-Việt sẽ trở về Vientiane trong ngày vui chiến thắng.
Thời làm lính bảo an tại Vientiane, Thao Mừn là Đội, tôi là Quản, hiểu nhau lắm ! Thao Mừn yêu nước nhưng nóng tính, hay phản ứng, cả với sĩ quan Pháp cũng không nể sợ. Nóng vậy thôi, chứ Lào-Việt bỏ nhau thế nào được !? Ta phải tự hào vì có Thao Mừn!
Ông Bỉnh quyết định bàn ngay với bạn phương án “Trở lại địa bàn Vientiane”, vùng Nậm Tòn, đồng thời viết thư thẳng thắn xin lỗi Ông Mừn, vì Việt Nam cũng chưa có khả năng đưa lực lượng lớn sang Vientiane lúc này, mọi việc trước mắt phải theo Chính Phủ Lào độc lập, phải dựa vào kiều dân Lào và Việt Kiều ở đất Thái.
Ông Bỉnh mời Thao Mừn đưa anh em còn lại sang chiến khu Nậm Muôi báo cáo với Hoàng Thân Souphanouvong, với Tổng Hội Việt Kiều và bàn kế hoạch sẽ quay lại Vientiane.
Trong Hồi ký nói trên, Ông Khóa kể lại: Ông Bỉnh có trao cho tôi một bức thư và 20 đồng bạc Hoa xòe, một khẩu súng ngắn Việt kiều quyên góp và dặn:
– Nếu Ông Mừn còn bực tức, ta phải làm lành, ta không nên tự ái ! Kiên trì giải thích, thuyết phục có tình, có lý, bạn nhất định sẽ hiểu ra !
Trở lại Vientiane, Ông Khoá kể : Tôi và 6 anh em ngồi trên thuyền độc mộc qua sông Sông Mê Kông tại Bản Mò vào ban đêm, tinh thần rất phấn khởi, hăng hái và rất tự tin. “Bạn tin vào ta mà ta rút hết, nên Ông Mừn phản ứng là có lý”!.
Gặp nhau, muốn chào hỏi thân mật, nhưng thái độ Ông Mừn còn rất căng, nhất định không tiếp, lại nói “Mến khị cáy” !.
Trong tiếng Lào câu chửi ấy là rất nặng, nhưng trong lòng ông Khoá chỉ mừng thầm chứ không tự ái, vì có những người bạn Lào thật thà, tin tưởng vào mình, tin vào anh em Việt Nam. Vả lại, còn bực tức, cáu giận tức là còn tình cảm với mình.
Hôm sau Ông Khóa lại nhờ người dân báo tin xin gặp.
Ông Mừn và Khăm Phăn đang vây lưới bắt cá dưới suối nói với nhau: Ông Khoá quay lại đây chắc có chuyện mới, rồi quay lên nói với người đến báo :
– Bảo “nó” chờ đấy!
Ông Khóa với thái độ hòa giải, chân thành xin lỗi vả đưa thư của Ông Bình. Thấy thư Ông Bỉnh là bạn thân, Ông Mừn xem xong mới tiếp chuyện.
Sau khi đọc thư , Ông Mừn đã hiểu tình hình, thay đổi hẳn thái độ, nhìn Ông Khóa hồi lâu rồi tủm tỉm cười! Sự bế tắc được cởi mở, cả hai cùng cười thông cảm ! Mấy ngày sau Ông Mừn đã cùng Khăm Phăn và một tiểu đội Lào- Việt mang theo 4 khẩu Mousqueton cũ kĩ của Pháp theo Ông Khóa sang đất Thailand gặp Ông Bỉnh tại Chiến Khu Nậm Muồi.
Trong không khí bạn bè cởi mở, vui mừng khôn xiết, Ông Mừn tỏ ra rất áy náy:
– Tôi cũng phải xin lỗi Anh, vì “những lời nói thô thiển của tôi”. Thật ra tôi hiểu Việt kiều đã hết lòng giúp Lào, chúng ta đều có kẻ thù chung, nhưng lực lượng chẳng còn lại bao nhiêu, tôi cũng lúng túng, chưa biết nên làm gì ?!..”. Ông Mừn đã tìm Nai Bản (trưởng bản) là Chăn Nọi nói rõ tình hình. Chăn Nọi báo tin có dân ở Vientiane đến nói chuyện: Quân Pháp chiếm Vientiane, chúng đóng quân ở Nhà Bộ Tham Mưu và trại Mobil, phân phát rất nhiều hình ảnh về quân Pháp,hình ảnh chúng đã gặp Nhà Vua và yêu cầu quan chức ra làm việc. Người Việt rút hết, thành phố rất vắng vẻ, dân Vientiane luyến tiếc thời khởi nghĩa giành độc lập, phong trào cứu quốc đông như ngày “Bun” (Lễ Hội). Dân vẫn căm ghét thực dân và bọn Lào gian, nhiều người hoang mang, nhưng vẫn hy vọng có ngày thực dân Pháp sẽ phải cuốn gói, Chính phủ sẽ trở về Viêng thân yêu.
Ông Mừn gặp Ông Bỉnh cũng tận mắt chứng kiến cảnh chừng 30 nam nữ thanh niên đang tập luyện rất xúc động :
– Kẻ thù hung bạo đã chiếm Vientiane! Chúng đang làm mọi việc để xóa bỏ chế độ Độc Lập và tiến bộ còn non trẻ của Lào; khôi phục chế độ thực dân; chúng khôi phục Vương triều Sisavangvong, và chế độ 3 vua; khôi phục Cờ Voi 3 đầu…Quân Pháp vẫn tưởng chúng ta hoang mang, mất tinh thần! Chúng ta không mất tinh thân đâu! Tôi và Anh Khóa rút về Nậm Tòn, chỉ còn 30 anh em, toàn súng cũ, thiếu đạn. Đa số anh em Lào không quen xa nhà và gian khổ, họ đã rút!.
Ông Bỉnh, vỗ vai Ông Mừn:
– Người Lào và Việt kiều ở đây đều từ Vientiane chạy sang đất Thailand, được sự đồng tình của Chính Phủ của Đảng Thái Tự do, đời sống đã tạm ổn, họ có tinh thần yêu nước, không thẻ quên thành Viêng cổ kính, một thời nhộn nhịp chợ Sáng, Chợ Chiều, That Loung, Vat Xi Muong, Sông Mê Kông, và nhớ ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 23-8-1945. Tất cả đều mong chúng ta trở về!.
Còn chúng ta, phải làm gì để đưa họ trở lại mặt trận !?
Ông Mừn lấy trong balô lá cờ có ba màu xanh, trắng , đỏ và hình mặt trăng, dương cao lên, anh em Việt – Lào chứng kiến đều rất xúc động,
Ông Bỉnh nói với anh em:
– Anh Mừn là người rút sau cùng của Liên quân Lào – Việt, mang theo lá Cờ đã nhuộm hai giòng máu Lào-Việt tại mặt trận Vientiane. Chúng ta nhất định sẽ có ngày treo ngọn cờ chiến thắng trên thành Viêng thân yêu!
Phút chia tay, hai người đều ngậm ngùi, bồi hồi không dứt, ông Mừn căn dặn:
– Con đường trước mắt còn dài, còn gian khổ. Nhiệm vụ vừa phức tạp lại nặng nề, chúng ta mỗi người mỗi nơi, không biết bao giờ mới lại gặp nhau nhưng dù có khó khăn bao nhiêu cũng hứa với nhau không thoái chí nhé !
Chỉ ngày hôm sau, câu chuyện gặp gỡ giữa Ông Bỉnh và Ông Mừn, được kể lại, lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng người Việt và Lào tại Huyên Tha Bò, Tinh Nong Khai, Thailand. Một thời gian sau Đồng chí Hai Xô (Nguyễn văn Xô) và Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã đến Tha Bò động viên Việt Kiều lập các đội thanh niên sẵn sàng sang mặt trận: Hai đồng chí này nói: Phải thành lập, tuyển chọn một số nhóm sang khuấy động Vientiane chứ không thể để cho Thực dân Pháp và bọn phản động được yên.
Cũng từ đó hai người bạn Lào-Việt không bao giờ được gặp lại nhau.
Ông Bỉnh được coi là “Người hùng của Việt kiều tại Vientiane” được cả người Lào mến mộ vì đã hưởng ứng hoạt động của một số trí thức Vientiane và Loungprabang đã chống lại việc Pháp đầu hàng Nhật từ 1941, cắt hai Tinh Xaynhabouli và Champasak cho Chính quyền Thaisland. Sau này Ông Bỉnh đã cùng các Ông Khanh, Hưng, GS Lê Duy Lương, Pham Phú Nhung làm công tác giúp Lào tại Ban đối ngoại Trung Ương, sau đó được chỉ định làm Lãnh sự VN tại Yangon.
Ông Mừn là người gần gũi của HT Souphanouvong, và TBT Kayson Phomvihan, Ông sang Việt Bắc, được gặp CT Hồ Chi Minh năm 1950 và được nghe Cụ Hồ nói chuyện , được bầu UVBCT Đảng NDCM Lào. Năm 1950 Ông Mừn được chỉ định làm đại diện Chính Phủ Lào bên Bộ tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam. Ông vinh dự có mặt trong Đoàn quân mang Ngọn Cờ Chiến thắng trở về Vientiane 1974, và được giữ chức vụ cao quí, Chủ Tịch Ủy Ban Hành chính đầu tiên Tỉnh Vientiane.
Ông Khóa từ mặt trận Vientiane (Đoàn 83) về VN được bổ sung vào đội Cải cách ruộng đất tại Huyện Thanh Liêm, Hà Nam, tiếp đó Ông được điều về làm Phó Văn Phòng Ban đối ngoại Trung Ương. Ông đã viết Hồi ký về Phong trào Việt Kiều Lào-Thái, trong đó có nội dung trên và tặng Ban Liên Lạc cựu học sinh VN tại Vientiane.
Lê Mai
Chuyên viên cao cấp, nguyên CCB Đoàn 82, nguyên Đại sứ VN tại Yemen